Số lượng nhiều hơn "tất cả các quốc gia cộng lại", Trung Quốc vẫn không thể vươn lên vị trí số 1: Vì sao?
Theo bà Van Anh Le, Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ về tầm ảnh hưởng và tác động thực tế, vì số lượng lớn không nói lên tất cả.
- VinFast tròn một năm niêm yết tại Mỹ: Những bước tiến dài và ‘đá tảng’ phải vượt qua
- Bóng ma “nghĩa địa xe đạp” đang đến với xe điện Trung Quốc: Dư thừa trong nước, muốn ra thế giới lại tự bịt đường
- Thuốc hối hận nào cho Intel: Từng được mời mua 30% cổ phần OpenAI với giá 1 tỷ USD nhưng 'chê bai', giờ ngậm ngùi sa thải 15.000 lao động vì chậm chân với AI
- Du học sinh Anh suýt mất 8,7 tỷ đồng vì chiêu lừa đảo qua điện thoại, tài khoản ngân hàng cũng có nguy cơ mất sạch tiền
- Thế giới ‘3 phần bất ngờ 7 phần thán phục’ khi công nghệ cao Trung Quốc ‘chiếm sóng’ tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh: Từ drone, đèn LED, trang phục... đều ‘made in China'
Số lượng rất nhiều nhưng chất lượng còn là câu hỏi
Trung Quốc đã nổi lên là quốc gia có nhiều bằng sáng chế AI tạo sinh nhất thế giới, nhưng nước này đang phải vật lộn trong việc biến ý tưởng của mình thành thực tế vì nhiều lý do.
Vào tháng 7, cơ quan sở hữu trí tuệ của Liên Hợp Quốc ghi nhận Trung Quốc đã nộp hơn 38.000 bằng sáng chế AI tạo ra trong thập kỷ qua, nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), các công ty và tổ chức của Trung Quốc nằm trong top 10 đơn vị nắm giữ bằng sáng chế hàng đầu thế giới, bao gồm Tencent, Ping An Insurance, Baidu và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Bốn công ty Mỹ nằm trong top 10, nhưng Thung lũng Silicon và các viện nghiên cứu nước này chỉ nộp 6.276 bằng sáng chế trong cùng kỳ từ năm 2014 đến năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ ba với 4.155 bằng sáng chế, tiếp theo là 3.409 bằng sáng chế từ Nhật Bản và 1.350 bằng sáng chế từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo bà Van Anh Le, phó giáo sư luật sở hữu trí tuệ tại Đại học Durham ở Vương quốc Anh, bất chấp việc có số lượng bằng sáng chế khổng lồ, Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ về tầm ảnh hưởng và tác động thực tế, vì số lượng bằng sáng chế lớn không phải là tất cả.
"Số lượng lớn bằng sáng chế được nộp hoặc cấp thường khiến nhiều người đánh đồng với việc đây là chỉ báo cho sự tiến bộ và đổi mới", bà Le nói. "Dẫu vậy, số lượng nhiều đôi khi được thúc đẩy bởi các yếu tố khác".
Bà nói thêm rằng bằng sáng chế có thể hướng tới sự đổi mới nhưng không nhất thiết đảm bảo thành công thương mại.
Mặc dù tổng số bằng sáng chế thấp hơn, các nhà phát triển Mỹ vẫn dẫn đầu thị trường. Chỉ số AI năm 2024 của Đại học Stanford đã nêu tên Mỹ là nơi có nhiều "mô hình AI đáng chú ý nhất" nhất cho đến nay, với 61 mô hình, so với 21 mô hình từ Liên minh Châu Âu và 15 mô hình từ Trung Quốc.
Sự bùng nổ AI mới nhất bắt đầu với sự phát triển đột phá của Google vào năm 2017 với kiến trúc mạng nơ-ron làm nền tảng cho AI tạo sinh bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT của OpenAI.
Việc phát hành ChatGPT vào năm 2022 là một bước đột phá khác - được CEO của Nvidia Jensen Huang gọi là "khoảnh khắc iPhone" cho AI tạo sinh khi trí tuệ nhân tạo gây được sự chú ý trong công chúng.
Mặc dù ChatGPT đã được hàng chục đối thủ cạnh tranh noi theo, bao gồm cả bot ERNIE của Baidu tại Trung Quốc, nhưng dường như không có đối thủ nào tạo được tiếng vang tương tự.
Chỉ là sáng chế trong nước
Cạnh tranh với nguồn lực và túi tiền dồi dào của Thung lũng Silicon luôn là một thách thức, và điều này càng trở nên khó khăn hơn kể từ năm 2022 khi Mỹ bắt đầu áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các công nghệ quan trọng như chip NVIDIA A100 – thứ góp phần thúc đẩy sự bùng nổ AI mới nhất.
"Mặc dù Trung Quốc nộp nhiều bằng sáng chế AI tạo sinh nhất trên thế giới, nhiều hơn hẳn Mỹ, nhưng phần lớn các bằng sáng chế này đã không và không thể được chuyển hóa thành động lực giúp thúc đẩy sự phát triển của LLM và các mô hình AI cơ bản khác", Alex He, thành viên cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI), nói với Al Jazeera.
"Điều này là do Trung Quốc không có đủ sức mạnh tính toán khổng lồ cần thiết, hàng tỷ và hàng nghìn tỷ tham số dữ liệu chất lượng cao để đào tạo mô hình lớn, hạn chế khiến họ không thể đi theo con đường công nghệ của mô hình giống ChatGPT mà OpenAI đã khởi xướng".
Các công ty như Intel và Nvidia đã chuyển hướng sang sản xuất chip tuân thủ các quy định của Mỹ dành cho thị trường Trung Quốc, nhưng bản thân các công ty Trung Quốc lại đang chuyển sang dòng chip Ascend do Huawei sản xuất nội địa.
Ngành công nghiệp AI của Trung Quốc cũng hướng nội và tập trung nhiều hơn vào thị trường bên trong. Họ chỉ nộp 2.926 bằng sáng chế ở nước ngoài.
Nhiều nhà phát triển GenAI hàng đầu của Trung Quốc như Tencent, Ping An Insurance, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Alibaba, Baidu và ByteDance chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước như một phần trong chiến lược kinh doanh chung.
Nhiều bằng sáng chế AI của Trung Quốc cũng được phát triển để sử dụng nội bộ, chẳng hạn như cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty hoặc các ứng dụng hiện có.
Chỉ có Baidu là tập trung vào nghiên cứu và phát triển AI tiên tiến nhất, nhưng hiện tại, họ vẫn thiếu chip AI cần thiết để bắt kịp.
Chuyên gia Le cũng lý giải rằng các nhà phát triển và nhà phát minh có thể được khuyến khích nộp bằng sáng chế để đảm bảo trợ cấp của chính phủ, đảm bảo thăng chức cho cá nhân hoặc xin chứng nhận cho công ty là "doanh nghiệp công nghệ cao quốc gia", thay vì hướng tới một sáng kiến thực sự. Điều này dẫn đến lượng bằng sáng chế khổng lồ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín