Thuốc hối hận nào cho Intel: Từng được mời mua 30% cổ phần OpenAI với giá 1 tỷ USD nhưng 'chê bai', giờ ngậm ngùi sa thải 15.000 lao động vì chậm chân với AI
Lần đầu tiên trong 30 năm qua, tổng mức vốn hóa của Intel xuống dưới ngưỡng 100 tỷ USD và tương đương mức định giá của OpenAI, vốn là doanh nghiệp vô danh mà họ từng coi thường cách đây 7 năm.
- Nóng: Nhân viên Intel được cho 500.000 euro để 'tự nguyện nghỉ việc', nếu vẫn chưa đủ số lượng sẽ chuyển sang 'sa thải bắt buộc'
- Intel Arrow Lake sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn 100W, không bị lỗi mất ổn định như thế hệ trước
- Bản vá sửa lỗi mất ổn định cho chip Intel đời 13 và 14 đã được tung ra, người dùng bo mạch chủ của các hãng sau đây đã có thể sử dụng
- Bi kịch của Yahoo lặp lại với Intel: Tiếc 1 tỷ USD đầu tư vào OpenAI, giờ hối hận nhìn thị trường trăm tỷ USD rơi vào tay kẻ khác
- AMD công bố giá bán dòng CPU Ryzen 9000 cho PC: Rẻ hơn Ryzen 7000 nhưng hiệu năng lại tăng mạnh, Intel cần 'coi chừng'?
Hãng tin Reuters cho hay vào năm 2017-2018, các giám đốc của OpenAI (cha đẻ ChatGPT sau này) và Intel đã có những cuộc thảo luận về hợp tác. Cụ thể, Intel sẽ được mua lại 15% cổ phần của OpenAI với giá 1 tỷ USD, cộng thêm 15% cổ phần nữa nếu hãng bán linh kiện cho OpenAI với giá gốc.
Thế nhưng cuối cùng phía Intel đã từ bỏ thương vụ này vì CEO thời đó, ông Bob Swan cho rằng mảng AI sẽ chẳng thể là tương lai ngành công nghệ, nhất là với một startup nhỏ như OpenAI, vốn lúc đó chỉ là một tổ chức phi lợi nhuận không mấy tên tuổi.
Tại thời điểm này, OpenAI đang muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung chip từ Nvidia để xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng cho riêng mình, tự thiết kế chip để sử dụng. Tuy nhiên phía Intel lại không muốn bán chip với giá gốc cho OpenAI vì không muốn mất lợi nhuận.
Thế rồi Intel nhanh chóng phải hối hận vì phán đoán sai lầm, quá mù quáng vì lợi nhuận này.
Giờ đây nhiều người cho rằng Intel đang mắc sai lầm như Blockbuster năm 2000 khi từ chối mua Netflix với giá 50 triệu USD, để rồi thương hiệu giải trí trực tuyến này hiện có giá 250 tỷ USD.
Một ví dụ khác là Yahoo khi hãng từng có cơ hội mua lại Google với giá 1 triệu USD cuối thập niên 1990, và kết quả ra sao thì mọi người đã thấy rõ.
Sai lầm lớn nhất
Kể từ khi từ chối thương vụ OpenAI đến nay, Intel đã liên tục chậm chân trong mảng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), cổ phiếu mất giá đến 58% vì công ty bỏ lỡ làn sóng công nghệ mới này từ đầu năm đến nay.
Thậm chí mới đây, hãng đã phải tuyên bố sa thải đến 15.000 lao động, tương đương 15% nhân lực.
Trái ngược lại, OpenAI lại trở thành điểm sáng của làn sóng AI với thành công của ChatGPT năm 2022 và được định giá đến 80 tỷ USD.
Giờ đây sau chuỗi giảm điểm thê thảm, tổng mức vốn hóa của Intel chỉ còn khoảng 84 tỷ USD, gần mức định giá của OpenAI, vốn là công ty mà họ từng coi thường cách đây 7 năm.
Trả lời Reuters, một số nguồn tin thân cận tại Intel cho biết việc từ chối thương vụ OpenAI là quyết định sai lầm nhất của hãng này khi bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu vào tay Microsoft.
Báo cáo kết quả kinh doanh tệ hại của Intel cho quý II/2024 đã khiến giá cổ phiếu tập đoàn này bốc hơi ¼ giá trị và có phiên giảm điểm tệ nhất kể từ năm 1974 đến nay.
Đây cũng là lần đầu tiên trong 30 năm, tổng mức vốn hóa của Intel xuống dưới ngưỡng 100 tỷ USD và bị dìm ngập bởi con số 2,6 nghìn tỷ USD của Nvidia. Thậm chí đến cả đối thủ AMD cũng có vốn hóa 218 tỷ USD và đang phát triển các sản phẩm AI của riêng mình.
Trong khi đó Intel với khẩu hiệu "Intel Inside", nhấn mạnh đến niềm tự hào chất lượng sản phẩm của hãng, lại chưa cho ra được bất kỳ sản phẩm nào cạnh tranh được trên thị trường.
Nói một cách cụ thể hơn, phán đoán sai lầm của Intel không chỉ nằm ở việc từ chối thương vụ vào OpenAI mà còn là tầm nhìn của ban lãnh đạo về tương lai công nghệ.
"Intel đã thất bại trong làn sóng AI lần này vì họ không chuẩn bị một chiến lược hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi tình huống", nhà sáng lập Dylan Patel của SemiAnalysis nhận định.
Cái giá của tầm nhìn kém
Theo Reuters, trong khi những tập đoàn như Microsoft tích cực đầu tư cho AI từ năm 2019 và hái quả ngọt với thành công của ChatGPT năm 2022 thì Intel lại không nhìn ra nguy cơ của bản thân.
Cách đây 20 năm, Intel vẫn là một cái tên đình đám trong làng công nghệ nói chung và ngành chip nói riêng, thế nhưng từ 10 năm trở lại đây, hãng đã hoàn toàn chậm chân trong mảng AI.
Nguyên nhân rất đơn giản, Intel chỉ tập trung phát triển dòng chip CPU chuyên phục vụ laptop hay máy tính để bàn. Hãng cũng tin rằng dòng sản phẩm này sẽ phù hợp để xây dựng những mô hình AI tốt hơn và coi dòng chip GPU, vốn thường phục vụ cho các máy trò chơi game, là thứ sản phẩm "xấu xí" không phù hợp.
Thế rồi đến giữa thập niên 2000, các chuyên gia nhận ra dòng chip GPU mới là sản phẩm thích hợp hơn CPU trong việc phát triển, xử lý thông tin dữ liệu và xây dựng mô hình AI. Vốn được phát triển cho đồ họa game nên GPU có thể tính toán cùng lúc nhiều tham số hiệu quả hơn CPU.
Vậy là Nvidia, hãng chuyên sản xuất chip GPU cho trò chơi game bất ngờ hưởng lợi trong khi Intel loay hoay chẳng biết phải làm gì khi để đối thủ vượt mặt.
"Khi làn sóng AI ập tới, Intel chẳng có sản phẩm nào để cạnh tranh nổi trên thị trường", chuyên gia phân tích Lou Miscioscia của ngân hàng Daiwa nhận định.
Nỗ lực vô vọng
Kể từ năm 2010 đến nay, Intel cũng đã nỗ lực mua lại ít nhất 4 hãng thiết kế chip cho AI nhưng lại bỏ qua cái tên sáng giá OpenAI, một phần cũng vì thái độ coi thường của tập đoàn với ngành này.
Giờ đây chẳng một thương vụ nào của Intel đem lại được thành công như Nvidia hay OpenAI đã làm trong việc bành trướng thị trường nhờ làn sóng AI. Hầu hết những doanh nghiệp bị thu mua lại này bị dìm ngập với văn hóa coi thường AI của Intel và không cho ra được một kết quả mong muốn.
Năm 2016, Intel mua lại Nervana Systems chuyên phát triển chip AI với giá 408 triệu USD, thế nhưng doanh nghiệp này cũng không đem lại thành công như mong muốn khiến dự án bị bỏ dở.
Năm 2019, Intel mua lại startup Habana Labs với giá 2 tỷ USD cũng nhằm phát triển AI để rồi đóng cửa dự án vào năm 2020.
Bộ phận trung tâm dữ liệu của Intel, vốn là bên phản đối chính trong thương vụ mua lại OpenAI cách đây 7 năm, được dự đoán doanh số 13,89 tỷ USD trong năm nay, kém xa so với 105,9 tỷ USD của Nvidia.
Rõ ràng, Intel đang nỗ lực trong vô vọng để xoay chuyển tình thế, nhưng việc bị Nvidia bỏ quá xa trong mảng AI đang khiến sai lầm từ bỏ thương vụ OpenAI cách đây 7 năm trở thành bước ngoặt khiến tập đoàn đi vào vết xe đổ của Blockbuster hay Yahoo.
*Nguồn: Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương