Sony đã hồi sinh mạnh mẽ trong 5 năm dưới tài chèo lái của CEO Kazuo Hirai như thế nào?
CEO Kazuo Hirai đã giúp đế chế Sony khởi sắc trở lại bằng những chính sách hiệu quả, nhưng còn đó nhiều thách thức cho gã khổng lồ Nhật Bản.
CEO Kazuo Hirai của Sony
Lãnh đạo Sony đang có cuộc gặp với các nhà phân tích và các nhà đầu tư hôm thứ Ba để nói về tương lai công ty. Trong đó, chúng ta dễ dàng nhìn lại 5 năm thành quả của CEO Kazuo Hirai khi được bổ nhiệm vào ghế nóng từ tháng 4/2012, khoảng thời gian cổ phiếu hãng tăng gấp đôi.
Thành công lớn nhất của Hirai có lẽ là mang trở lại lợi nhuận trong mảng điện tử tiêu dùng. Người đàn ông 56 tuổi này đã cắt giảm chi phí trong mọi bộ phận, từ truyền hình đến điện thoại thông minh khi rút khỏi các hoạt động không sinh lãi. Theo Damian Thong, nhà phân tích đến từ Macquarie Capital đánh giá, ông đã tăng gấp đôi đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển, cùng chiến lược tập trung vào số ít sản phẩm nhưng cho chất lượng cao hơn.
Trong khi đó, việc bán đi mảng kinh doanh laptop Vaio và cơ cấu lại các bộ phận đã giúp giảm 37.400 số nhân viên Sony trên toàn cầu xuống còn 125.300 người năm 2016.
Chiếm tỷ trọng tăng trưởng lớn nhất phải kể đến sự thống trị của PlayStation 4. Sau khi để Nintendo vượt mặt, Hirai đã tập trung giám sát quá trình sản xuất PS 4 để cạnh tranh với đối thủ và trở thành nền tảng dịch vụ hấp dẫn nhất của công ty.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều trải toàn màu hồng. Vụ tấn công vào hãng phim Sony Pictures cuối năm 2014 trở thành vết xám trong bức tranh nhiệm kỳ của Hirai. Hãng phải vật lộn trước cuộc khủng hoảng khi thiếu những bộ phim bom tấn đáng lý ra có thể thu về 1 tỷ USD trong tháng Hai.
Nhà phân tích Damian Thong nói có ba thứ Sony cần tập trung phát triển trong thời gian tới: Đầu tiên là phải thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ trực tuyến bên cạnh game, như phim hay âm nhạc, tiếp đến là sở hữu trí tuệ và cuối cùng phát triển thiết bị điện toán hoặc hệ sinh thái IoT.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI