SpaceX phải lùi kế hoạch phóng tên lửa lên Sao Hỏa tới tận năm 2020, bắt đầu cuộc đua lên hành tinh này
Dự là Hành Tinh Đỏ sẽ rất đông đúc khi cả NASA, SpaceX, Cục hàng không Vũ Trụ Châu Âu, Ả Rập và cả Trung Quốc cùng thi nhau lên đó.
Năm ngoái, SpaceX thông báo kế hoạch táo bạo của mình, đó là phóng chiếc phi thuyền mang tên Dragon lên Sao Hỏa vào năm 2018 – đây có thể được coi là nhiệm vụ thám hiểm đầu tiên lên Hành Tinh Đỏ. Thế nhưng, giờ đây công ty hàng không vũ trụ này đang đẩy lùi tiến độ lại một vài năm.
Chủ tịch của SpaceX là Gwynne Shotwell đã xác nhận rằng SpaceX đang đặt mục tiêu là thực hiện chuyến đi lên Sao Hỏa vào năm 2020, điều này sẽ cho phép họ tập trung tiến hành làm những dự án tham vọng khác.
“Chúng tôi đã nhắm tới cái đích 2018, tuy nhiên chúng tôi tự cảm thấy mình cần phải đặt nhiều nguồn tại nguyên và tập trung chú trọng vào phát triển những bài luyện tập dành cho phi hành đoàn cũng như chương trình của Falcon Heavy,” Shotwell chia sẻ tại cuộc họp báo tại Cape Canaveral, Florida. “Vì vậy, chúng tôi sẽ đặt lại mục tiêu là vào năm 2020 để phục vụ mục đích lên Sao Hỏa.”
Nhiệm vụ đặt ra, lấy tên là Red Dragon (Rồng đỏ, không phải là một loại nước giải khát của Việt Nam đâu nhé), đó là thử nghiệm công nghệ cần thiết để thực hiện việc vận chuyển và hạ cánh những trang thiết bị cần thiết có trọng lượng lớn lên bề mặt của Sao Hỏa – một nhiệm vụ khá khó khăn.
Tại hành tinh này, tầng khí quyển mật độ thấp, chính vì vậy mà có rất ít lớp mây để nâng đỡ cũng như giảm tốc độ của tàu vũ trụ. Phương tiện chở nhiều hàng nặng có nguy cơ xảy ra va chạm với mặt đất khi đang tiếp đất. Đây là vấn đề chung của các hãng hàng không trên toàn thế giới.
Khác với những con tàu trước kia, Dragon của SpaceX được thiết kế để hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa bằng động cơ tên lửa được gắn vào thân của nó, một kỹ thuật đặc biệt có tên gọi “Phản lực siêu âm.” Nếu thành công, đây sẽ đánh dấu bước ngoặt của lĩnh vực khám phá vũ trụ bởi lần đầu tiên một con tàu có kích thước và trọng lượng lớn như vậy đến được với Hành Tinh Đỏ.
Mặc dù vậy, chúng ta sẽ phải chờ đợi ít nhất 4 năm nữa mới biết được kết quả ra sao. SpaceX đã phải lùi dự án phóng tên lửa Dragon thêm 2 năm, vì đó là thời điểm thích hợp nhất dành cho họ. Những chuyến bay đến Sao Hỏa thường được tiến hành cách nhau 26 tháng, bởi đây là thời điểm để nó nằm thẳng hàng với Trái Đất trên quỹ đạo của mình.
Nhờ có việc hoãn Red Dragon, SpaceX giờ đây đã có thêm thời gian để phát triển những mục tiêu to lớn khác, như phóng thử tên lửa Falcon Heavy – phiên bản lớn hơn của Falcon 9 – dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm trong mùa hè năm nay, Shotwell cho biết. Không chỉ vậy, SpaceX đang nâng cấp và cải tiến tàu con nhộng của Dragon để nó có khả năng đưa phi hành gia đến Trạm không gian Quốc tế.
Công ty này đang lên kế hoạch phóng những con tàu này lên vũ trụ lần đầu tiên vào năm 2018, dẫu vậy, một báo cáo của chính phủ cho biết rằng họ sẽ khó có thể thực hiện được theo đúng tiến độ.Tại cuộc họp báo ngày hôm nay, Shotwell khẳng định rằng Space X rất tự tin về dự án của mình và chắc chắn sẽ đưa các phi hành gia ra ngoài Trái Đất vào năm 2018 dù cho báo cáo kia có nói gì. Có lẽ việc đẩy lùi nhiệm vụ Red Dragon sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu đặt ra.
Nếu như SpaceX phải chờ thêm 3 năm nữa, thì có lẽ đường lên Sao Hỏa sẽ đông đúc không kém giao thông giờ cao điểm. NASA dự định sẽ đưa người máy thám hiểm lên Hành Tinh Đỏ vào năm 2020, cũng như robot làm nhiệm vụ ExoMars – dự án do Roscosmos và Cục hàng không Vũ trụ Châu Âu chung tay hợp tác để tìm dấu hiệu sống trên nơi nay. Các Tiểu vương quốc Ả Rập cũng đang thai nghén việc phóng tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo của Sao Hỏa cũng trong năm đó. Không dừng lại ở đây, đến Trung Quốc cũng thể hiện tham vọng chinh phục nó vào năm cuối cùng của thập kỷ này.
Theo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"