Startup này vừa được bơm thêm 40 triệu USD để tiếp tục hack các công ty lớn như Uber, Nintendo và Starbucks
Tất nhiên là startup mang tên HackerOne này hoạt động một cách hợp pháp.
HackerOne, một thị trường nơi các công ty thuê các hacker để họ tìm và khắc phục các lỗi bảo mật trong phần mềm, vừa nhận được thêm 40 triệu USD trong vòng gây vốn mới nhất. Đối tác góp vốn nhiều nhất trong vòng gây vốn này là Dragoneer Investment Group.
Lĩnh vực mà HackerOne hoạt động chính là săn lỗi nhận thưởng. Mỗi năm, nhờ săn lỗi các hacker cả nghiệp dư và chuyên nghiệp đã nhận được khoản tiền thưởng lên tới hàng triệu đô từ các hãng như Google, Apple, Microsoft và cả những công ty không thuộc lĩnh vực công nghệ như Unitel Airlines.
Rõ ràng, số tiền này vẫn còn rẻ hơn nhiều so với mức thiệt hại nếu một lỗ hổng phần mềm gây ra khi lọt vào tay kẻ xấu. Và mức thưởng hậu hĩnh của các hãng công nghệ đang khiến nghề săn lỗi nhận thưởng được nhiều hacker ưa chuộng.
Marten Mickos, CEO HackerOne
CEO Marten Mickos cho rằng HackerOne là nền tảng lớn nhất trong lĩnh vực này trên internet. Tính từ khi thành lập với nay, nền tảng này đã chi trả các khoản thưởng lên tới 14 triệu USD cho các hacker chuyên săn lỗi, một nửa trong số này được chi trả trong năm 2016. Các công ty như Nintendo, Uber, Stabuck và GM đều đã từng sử dụng HackerOne để kết nối với cộng đồng hơn 100.000 hacker chuyên nghiệp.
"Chúng tôi giống như một "đại lý" cung cấp nhân tài", Mickos pha trò. "Vài năm nữa số người dùng của chúng tôi có thể tăng lên mức một triệu".
Mickos chia sẻ rằng tiền thường dao động từ 100 USD đến 30.000 USD. Hiện tại, mức thưởng trung bình là 500 USD. Với mức thưởng hậu hĩnh như vậy, theo Mickos, nhiều hacker đã dùng HackerOne để tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp cho bản thân họ. Thậm chí, các hacker trên nền tảng HackerOne còn dùng tiền thưởng kiếm được để mua nhà cho mẹ và mua xe hơi cho anh chị em.
Mark Litchfield là một trường hợp đặc biệt. Cố vấn an ninh mạng giàu kinh nghiệm này kiếm được tới 500.000 USD trong hai năm đầu tiên gắn bó với HackerOne. Mickos chia sẻ rằng với HackerOne ngay cả những người ít kinh nghiệm vẫn có nhiều cơ hội. Thậm chí nếu không kiếm đủ tiền mua nhà thì bạn vẫn có thể tích lũy đủ cho một chuyến du lịch đắt tiền.
Tương lai
HackerOne chưa hề tạo ra lợi nhuận nhưng Mickos tự tin khoe rằng startup của anh có nền tảng tài chính vững mạnh. Nhờ tự động hóa rất nhiều công việc nên trong năm 2016 HackerOne đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với tính toán, thu hẹp khoản lỗ.
Thực thế, Mickos nói, HackerOne vẫn còn khoảng 25 triệu USD trong ngân hàng, đây là một phần trong tổng số vốn mà startup này thu hút được trong năm 2015, thời điểm mà Mickos chưa nhận chức CEO. Thời điểm ký hợp đồng CEO, Mickos nghĩ rằng mình sẽ phải mau chóng huy động thêm vốn nhưng may mắn là HackerOne đã phát triển đúng hướng.
Jobert Abma, đồng sáng lập HackerOne
Hiện tại, theo Mickos, HackerOne gây vốn không phải vì họ cần tiền mà là để phục vụ các kế hoạch lâu dài và hướng tới mục tiêu cuối cùng là IPO. Mickos đã từng bán hai công ty mà anh từng lãnh đạo nhưng anh chia sẻ rằng HackerOne có mục tiêu phát triển lâu dài và anh muốn xây dựng một thứ gì đó có thể hoạt động trong một thời gian dài.
"Xây dựng các công ty bền vững là niềm đam mê của tôi", Mickos tuyên bố.
Trong tương lai, HackerOne muốn mở rộng ra toàn cầu, đặc biệt là châu Âu và tiếp tục phát triển sản phẩm. Mối quan tâm đặc biệt của Mickos là giáo dục và hướng dẫn các hacker, đặc biệt là những hacker tuổi teen khi họ mới chập chững bước vào nghề. Đây là mục tiêu tốt cho cả HackerOne và thế giới khi ngày càng có nhiều hacker trẻ phục vụ cho những mục đích tốt, Mickos nói.
"Chúng tôi có những kế hoạch đầy tham vọng", Mickos khẳng định.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?