Vấn nạn rác thải, cụ thể là đầu lọc thuốc lá độc hại, có thể được xử lý bằng chim.
Có những ý tưởng mà độ tuyệt vời lỗi lạc tỉ lệ thuận với tính quái dị của nó. Đây chắc hẳn là một ví dụ cực rõ ràng: Ta có thể dùng chim để nhặt đầu lọc thuốc lá rơi đầy trên phố.
Trong email công bố người chiến thắng trong cuộc thi Sáng tạo Accenture Hà Lan, phóng viên The Next Web đã để ý tới một thứ quái lạ: trong hạng mục Thành phố Hoàn mỹ - Perfect Cities, có một startup mang tên Crowbar (Crowded Cities – thành phố đông đúc/thành phố của quạ, là một cách chơi chữ vì Crowded nghĩa là “đông đúc”, mà crow có nghĩa là “quạ”). Mục thông tin chi tiết nêu như sau: “Một cỗ máy thông minh có thể huấn luyện quạ nhặt đầu lọc thuốc lá trên phố”.
Đầu tiên là anh phóng viên này cũng chẳng tin đâu, huấn luyện chim ra sao để nó biết nhặt rác hộ ta được. Nhưng rồi, chợt nhận ra, startup này đang nói về quạ, mà loài quạ nổi tiếng thông minh.
Đầu tiên thì dự án Crowbar này chỉ là trò đùa thôi. Khi hai nhà thiết kế Ruben van der Vleuten và Bob Spikman thấy trên phố đầy đầu lọc thuốc lá vương vãi, họ đã nghĩ ra giải pháp có một không hai này.
Giải pháp đầu tiên, và cũng là hiển nhiên nhất mà họ nghĩ đến, đó là sử dụng robot nhặt rác, nhưng khổ nỗi là cả hai nhà thiết kế này đều cảm thấy việc lập trình quá phức tạp. Họ cúi đầu nghĩ ngợi, và chợt nhận ra rằng mình có thể dùng chim để nhặt đầu mẩu thuốc lá.
“Đầu tiên chúng tôi nghĩ tới bồ câu”, Ruben nói với phóng viên tại studio thiết kế của mình tại Amsterdam, “rất là tiện bởi vì trong thành phố có rất nhiều chim”. Không may, là chim không khôn ngoan chút nào, dạy chim thường mất rất nhiều công sức. Nhưng có một loài chim đen khôn ngoan hơn cả, mà lại sẵn có. Đó là quạ.
Ngạc nhiên chưa!
Và không chỉ trong giới chim chóc đâu, quạ được đánh giá là một trong những loài vật thông minh nhất Trái Đất này. Trí não chúng có thể được so sánh với vượn nữa cơ mà. Chúng có thể hiểu được quan hệ nhân-quả, có thể hiểu/chế tạo/sử dụng công cụ. Chúng biết chơi đùa với nhau, học được từ nhau, biết cả đếm và biết giữ tư thù cá nhân nữa cơ.
“Rồi anh chàng Joshua Klein gặp dự án này, và thế là mọi thứ bỗng được giải quyết nhanh chóng”, anh Ruben nói.
Crow Box.
Chính Klein là “cha đẻ” của Crow Box – Hộp Quạ, một dự án mã nguồn mở chế tạo một thứ, về cơ bản, là một cái máy bán đồ tự động cho bọn quạ. Nó sẽ bán các loại hạt cho quạ với cái giá là đầu mẩu thuốc lá. Nhìn quanh thành phố, có thể thấy đầu mẩu thuốc lá nằm khắp nơi, quả là một bãi rác với chúng ta nhưng lại là thiên đường với bọn quạ.
Cái máy “bán hàng tự động” này sẽ huấn luyện quạ theo 4 bước.
Nó sẽ cho bọn quạ thấy thức ăn và đầu lọc thuốc lá trên một cái khay. Đồ ăn sẽ luôn nằm đó, bên cạnh mẩu thuốc lá, để cho bọn quạ thấy được và biết rằng nơi đó sẽ có đồ ăn. Chúng sẽ quay lại.
Bước thứ hai, chỗ thức ăn sẽ được bỏ đi. Nó sẽ chỉ rơi xuống khi con quạ đến nơi. “Điều đó cho phép con quạ biết được rằng chiếc máy có thể làm được nhiều trò”, hơn là chỉ để đồ ăn ở đó cho quạ lấy, anh Bob giải thích.
“Bước thứ ba rất quan trọng”, những nhà thiết kế nói. Thức ăn sẽ bị cất đi, trên khay chỉ còn đầu lọc thuốc lá thôi. Con quạ vẫn quen với việc thức ăn tự động có tại đó mỗi khi chúng đến, sẽ mổ xung quanh để mò thức ăn, xem người ta có thể giấu nó ở đâu. Trong quá trình mổ ấy, chúng sẽ lỡ mỏ làm rơi đầu lọc thuốc lá xuống khay nhận, lúc đó, đồ ăn sẽ được thả xuống.
Bước này sẽ được lặp lại liên tục cho tới khi lũ quạ nhận ra là thả đầu lọc thuốc lá xuống khay nhận kia, thức ăn sẽ rơi xuống.
“Bước thứ tư sẽ là bước duy nhất cần sự tham gia của con người. Khi mà lũ quạ quen với bước ba, sẽ có người rải đầu lọc thuốc lá xung quanh cái máy. Con quạ sẽ phải tự tìm ra là nhặt mấy đầu lọc thuốc lá đó thả xuống cái máy”, anh Ruben kết luận.
Khi đã quen với việc dùng đầu lọc thuốc lá để “mua đồ”, bọn quạ sẽ bay ra ngoài “môi trường tự nhiên” để tìm thêm đầu lọc thuốc lá về. Ta sẽ tránh việc đầu lọc thuốc lá đầu độc môi trường.
NHƯNG, thế còn những con quạ đáng thương thì sao? Chúng sẽ ra sao nếu ngậm thứ rác thải độc hại vô cùng này?
Những nhà thiết kế cũng đã nghĩ tới vấn đề này. “Ảnh hưởng tới môi trường là rất lớn, và chúng tôi thấy rằng vài con quạ là một cái giá nhỏ để có được môi trường xanh sạch đẹp. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc với đầu lọc thuốc lá cũng ngắn nên ảnh hưởng cũng chẳng nhiều”.
Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu khác để xem xem những con quạ bị ảnh hưởng tới mức nào. Họ nói rằng nếu ảnh hưởng quá xấu, thì có khi họ phải tìm một giải pháp thay thế khác.
Để có thể hoàn thiện được dự án này, nhóm nghiên cứu sẽ phải tìm kiếm chút vốn. Phóng viên The Next Web hỏi rằng họ có định sử dụng phương thức CROWdfunding – gọi vốn cộng đồng không. Anh Bob trả lời rằng: “Đây mới là bài thử đầu tiên, và nếu nó không hoạt động, thì chúng tôi cảm thấy rằng mình sẽ phải chịu trách nhiệm trước vô số người. Còn chưa biết mất bao lâu để huấn luyện lũ quạ thành công.
Phóng viên liên hệ thêm với giáo sư John Marzluff, chuyên gia nổi tiếng về quạ và đã có vô vàn nghiên cứu về con chim đen đủi này, xem rằng ông có ý kiến gì không:
“Tôi khá chắc chắn rằng quạ có thể học được trò này. Chúng là những cá thể học được rất nhanh nếu như có phần thưởng đi kèm. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về việc quạ nhặt đầu lọc thuốc lá và luôn thắc mắc rằng liệu chúng có động cơ để làm vậy. Quạ nuôi trong nhà thường xuyên nhặt đầu lọc thuốc lá của chủ, nhiều tấm ảnh cho thấy quạ ngậm thuốc lá thường xuyên. Nhưng tại sao? Có lẽ chúng đang thử xem đó có phải đồ ăn được không? Hay có lẽ chúng sử dụng đầu lọc thuốc lá để làm thuốc trừ sâu cho tổ của mình, như một số loài chim khác? Vì thế, nên là có, chúng có thể làm được”, ông Marzluff nói.
Giáo sư cũng nhanh chóng lo lắng cho những con chim tội nghiệp, rằng chúng không sinh ra để cho chúng ta bắt làm nô lệ. Nhất là khi cái đống rác thải kia là do chính ta tạo ra. Sẽ nhân đạo hơn nếu như ta thiết kế robot nhặt thuốc lá, tạo ra đầu lọc phân hủy được, hoặc tốt hơn, là huấn luyện chính những người hút thuốc vô ý thức kia tự nhặt đầu lọc mình vứt ra.
Thế nhưng, không phủ nhận được là ý tưởng này cực kì thông minh. Với tư cách là giống loài thượng đẳng, đứng đầu chuỗi thức ăn, thông minh nhất Trái Đất, ta tạo ra một cỗ máy, bắt tay liên kết với một trong những giống loài thông minh nhất thế giới, để giải quyết vấn nạn môi trường.
Nghe khác hẳn với việc bắt quạ làm nô lệ đi dọn rác, bạn thấy thế không?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"