Steam Cleaning - công nghệ dùng để làm sạch tường Đại Nội Huế cho thấy sức mạnh của nước có thể lớn đến mức nào
Nước hóa ra có rất nhiều công dụng đầy sức mạnh, từ khả năng... đánh vảy cá đến "thay áo" cho Đại Nội Huế. Tất cả mọi thứ đều nằm trong tầm tay của khoa học.
Như đã đưa tin thì mới đây, dự án làm sạch di tích lịch sử đã được triển khai tại Ngọ Môn - một cổng của Đại Nội Huế . Trải qua 186 năm tồn tại, di tích này đang trong tình trạng tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm từ tảo, rêu mốc, làm mất vẻ mỹ quan di tích. Vậy nên, có thể nói dự án có một ý nghĩa rất lớn với cả người Huế và khách du lịch.
Với một công trình đã nhuốm "màu thời gian", việc tẩy rửa theo cách thông thường là rất khó. Vậy nên, các chuyên gia đã sử dụng một công nghệ mang tên Steam Cleaning - hay "Hơi nước nóng". Đây là công nghệ tẩy rửa hết sức tiên tiến trên thế giới, và đồng thời cũng cho thấy sức mạnh của nước có thể lớn đến mức nào.
Steam Cleaning là công nghệ như thế nào?
Về cơ bản, đây là công nghệ hóa hơi nước với áp suất cao để tẩy rửa những vết bẩn quá cứng đầu và tồn tại quá sâu trong kết cấu của công trình.
Nước đầu tiên được đưa vào buồng gia nhiệt siêu tốc, sau đó được đẩy với áp suất cao (khoảng 100.000 pascal) thông qua một đầu phun đặc biệt, phát ra ngoài dưới dạng hơi. Tốc độ gia nhiệt đôi khi chỉ tốn 30s đã tạo ra hơi nước với nhiệt độ lên tới hơn 100°C.
Áp suất tương đối cao, cộng thêm nhiệt độ từ hơi nước đã cho phép những cỗ máy steam cleaner được giải quyết một cách dễ dàng. Hơi nước sẽ làm "lỏng" liên kết giữa các phân tử bụi, tiêu diệt cả các chất bẩn dưới bề mặt hoặc trốn sâu hơn trong các hốc đá.
Không phải công trình nào cũng dùng được máy tẩy bằng hơi nước
Trong thực tế, công nghệ này đã được áp dụng từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ để làm sạch các công trình công cộng mà còn được nhiều hộ gia đình ưa chuộng.
Nó cho phép người chúng ta giải quyết được những vết bẩn trên thảm, sợi vải, sàn nhà tắm... mà không mất nhiều thời gian và công sức như những cách cọ rửa truyền thống. Hơn nữa do đặc tính sử dụng hơi nước, các vết bẩn ở lớp sâu nhất cũng sẽ được giải quyết một cách triệt để.
Tuy nhiên không phải công trình nào cũng có thể áp dụng công nghệ này. Với các công trình có sử dụng sơn màu (tranh tường), hoặc gỗ cứng... hơi nước có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng, dù chúng bốc hơi khá nhanh do có nhiệt độ cao. Hơn nữa, màu sơn có thể vô tình bị "bắn phá" nếu tác động của hơi nước là quá mạnh.
Các công nghệ tẩy rửa thể hiện sức mạnh của nước trên thế giới
Steam Cleaning không phải là công nghệ duy nhất tối ưu hóa khả năng của nước để tẩy rửa. Ngoài ra còn có công nghệ "power washing" - sử dụng những tia nước mạnh gấp 100 - 200 lần áp lực không khí quanh ta. Nghĩa là về mặt thông số, nó rơi vào khoảng 1500-3000 psi, tương đương 1-2tạ/cm2.
Để dễ hình dung khả năng của power washing, bạn có thể xem qua video dưới đây.
Sự khác biệt giữa 2 công nghệ là về phương thức sử dụng: một bên sử dụng nhiệt, bên còn lại biến nước thành một thứ sức mạnh rất khủng khiếp. Với áp lực cực cao trên một bề mặt diện tích nhỏ, bụi bẩn, cặn bám sẽ bị đẩy đi bằng sạch mà không cần tốn quá nhiều công sức. Hơn nữa vì chỉ là nước, bề mặt những nơi cần lau rửa cũng không chịu tổn hại gì.
Dù vậy, đây cũng là công nghệ tồn tại một số hạn chế. Đầu tiên là nó khá ồn ào, với âm lượng khi sử dụng tương đương với việc bạn đứng cạnh một động cơ xe tải ở khoảng cách 1m. Thứ 2 là nó cực kỳ tốn nước: có thể ngốn 5 - 7 lít nước/phút. Vậy nên nếu tẩy rửa trong khu vực nhỏ, toàn bộ không gian có thể bị ngập nếu không có hệ thống thoát nước tốt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI