Hẳn các bạn nghĩ rằng việc cổ phần hóa công ty và đưa ra công chúng trên thị trường chứng khoán là một việc làm phổ biến của các công ty lớn, Facebook là ví dụ gần nhất về việc khảo khát được cổ phần hóa và bước lên sàn chứng khoán. Nhưng không phải mọi công ty đều như vậy.
Giờ Facebook đã có những thay đổi và lớn lên không ngừng về cả đội ngũ nội bộ lẫn các kết quả sau đó như các dịch vụ, tính năng mới, thị trường mới. Thế nhưng lại có một tên tuổi khá lớn lại thoát khỏi sân chơi này nhằm tìm cách tồn tại và có thể vẫn vùng vẫy được ở những cuộc chơi khác của giới công nghệ và ngành công nghiệp điện tử nói chung. Đó là Dell và CEO Micheal Del.
Câu chuyện này có lẽ rất dài nhưng theo những gì được biết thì ý tưởng
tư nhân hóa công ty đã xuất hiện trong đầu Dell từ cách đây 2 năm, một thời gian ngắn sau khi Steve Jobs qua đời. Khi đó, một phóng viên là Shara Tibken làm việc cho nhật báo Dow Jones đã có cơ hội phỏng vấn ông. Khi cuộc phỏng vấn gần kết thúc và Dell đang trên đường bước ra khỏi cửa, nữ nhà báo này đã hỏi Micheal Dell một câu rằng “Micheal, liệu có điều gì ông học từ Steve Jobs và những việc làm của ông ấy khi ở tại Apple mà ông có thể áp dụng vào Dell không?”
Dell đã dừng lại và đăm chiêu một hồi rồi nói rằng ông ấy đã gặp Jobs khi còn ở trường đại học và kể từ khi đó, ông ta đã bị ấn tượng mạnh bởi Jobs. Cô phóng viên lại tiếp tục nói với Dell rằng đó đã là quá khứ, còn hiện tại Dell có ý định cạnh tranh với Apple hoặc đã có thêm một chút sự thấu hiểu về những bước tiến của Apple hay không? Dell đã tỏ ra không thích câu hỏi hóc búa này. Ông đã dừng lại giây lát, khẽ quắc mắt rồi vừa nói “tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc ở đây” vừa bước ra khỏi phòng.
Sẽ chẳng có gì khiến Dell phải khó chịu đến mức đó nếu trong chuyện này không có những khúc mắc khiến nhà lãnh đạo này phải trăn trở. Cho đến lúc đó và cả bây giờ, Steve Jobs vẫn được biết đến là một nhà lãnh đạo độc tài và không hề được lòng của những nhà đầu tư trong công ty trừ việc những quyết định của ông vẫn mang lại dòng tiền đều đặn cho họ. Và dĩ nhiên những cổ đông của Dell không muốn vị CEO của mình sẽ trở nên như vậy, ngay từ khi đó đã manh nha có những tin đồn rằng Dell sẽ nắm nhiều quyền hành hơn trong công ty và ông đã phải rất mềm dẻo để thuyết phục được các nhà đầu tư và duy trì mối liên kết với họ. Quay về khoảng thời gian trước đó nữa thì thi thoảng vẫn có những bài báo nói về sự bất đồng của Dell với ban quản trị. Giờ thì Dell đã có thể tự mình định đoạt mọi hoạt động của công ty, không bị rằng buộc bởi những nhà đầu tư và sự săm soi của phố Wall.
Rõ ràng, Dell đã có tên trong bảng phong thần của ngành công nghiệp PC. Trong thời kì bùng nổ của thế giới inernet, Dell đã là nhà sản xuất PC hàng đầu trên thị trường trong khi Apple vẫn chật vật tìm lại chính mình sau khi thoát khỏi thời khắc tưởng như hấp hối. Lúc đó, chính Dell đã có phát ngôn nổi tiếng rằng Apple nên tuyên bố “đóng cửa và trả lại tiền cho các cổ đông”. Chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua cho sự tiên đoán của Dell vì đó chỉ là một trường hợp hãng đã quá tự phụ và nhạo báng thất bại của kẻ khác. Nhưng công ty này giờ đã hiểu thế nào là hoàn cảnh của một ông lớn đang đứng trên bờ vực như Apple vào giữa những năm 1990. Tình hình tài chính của Dell vào quí 3 vừa rồi đã tiếp tục cho thấy sự chông chênh, nguồn thu từ net bổ nhào 47% so với quí trước và chỉ còn có 474 triệu USD, đóng góp vào sự sụt giảm doanh thu là 11%, tương đương lượng tiền thu về là 13.7 tỉ $. Tuy vậy, hãng vẫn tạo ra nguồn tiền vào là 1,3 tỉ $ nhờ các hoạt động của mình trong suốt kì tài khóa kết thúc vào ngày 2/10 ở trên điều đó mang lại lượng tiền mặt và vốn đầu tư tất cả là 14,2 tỉ $.
Dell Latitude 10 Tablet
Dell vẫn còn là một trong những nhà sản xuất PC lớn nhất thê giới, dù thị phần của nó đã bị rơi vào tay của các đối thủ Châu Á như Lenovo. Hãng này đã bắt chước IBM khi mở rộng ra hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ như lưu trữ và dịch vụ, nhưng những hoạt động trên chưa thể hiện được kết quả một cách nhanh chóng như các nhà đầu tư mong đợi. Và trong những thị trường đang phát triển nhanh chóng như smartphone và tablet thì những nỗ lực của Dell cũng khiến người ta đáng thất vọng, tất cả đều chỉ ra một tương lai đáng cảnh báo khi doanh số chìm nghỉm và thị trường phát triển chậm hoặc không phát triển.
Vậy làm cách nào mà công ty đã từng có đầy thế lực và hiện vẫn còn là chút vai vế này tiếp tục theo được cuộc chơi? Dell đã quyết định làm việc đó một cách êm gọn, mọi chi tiết về các thỏa thuận vẫn còn được giữ kín sau tấm màn bí mật. Micheal Dell và hãng đầu tư Silver Lake đã hợp tác với nhu để mua lại hoàn toàn quyền sỏ hữu với 24.4 tỉ $ và vay của Microsoft 2 tỉ $.
Việc trở nên tư nhân hóa có thể khiến những khách hàng của hãng lo lắng vào thời điểm hiện tại nhưng đó là điều đúng đắn cần làm. Công ty có thể tung ra những cú đánh bất ngờ mà không bị vạch trần bởi những lãnh đạo khác và các cổ đông lớn. Ví dụ hãng có thể phát triển công việc kinh doanh nhắm đến các doanh nghiệp và chỉ ra những điều mà hãng sẽ làm trên thị trường di động.
Dell đã đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của ngành công nghiệp PC, nhưng những sản phẩm truyền thống đã dần bị bỏ lại đằng sau trong cuộc cách mạng di động. Đối với Dell, điều đó có nghĩa là hãng phải chuyển sự tập trung sang việc cung cấp các trung tâm dữ liệu thay vì chỉ đơn giản bán những chiếc PC. Và hãng đã có một vài thành công trong lĩnh vực đó. Trong khi tổng tình hình tài chính quí 3 khá ảm đạm, doanh thu của Dell từ các máy chủ và kinh doanh mạng đã leo lên 11% so với năm trước và đạt 2.32 tỉ $.
Theo Cnet/VG