Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas!

    Lê Thanh Sang, Theo Trí Thức Trẻ 

    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas!

    Nike – chuyên gia cắt giảm chi phí

    Giày thể thao là một trong những sản phẩm tập trung nhiều sức lao động, và với chi phí lao động cao "chót vót" tại Mỹ và Châu Âu, việc sản xuất giày ở những thị trường lớn nhất này gần như là "tự sát".

    Cũng vì lẽ đó, gần 99% lượng giày thể thao tại Mỹ được sản xuất ở nước ngoài. Nhưng đối với Nike, công ty này không chỉ sản xuất hoàn toàn ở các nước có nhân công giá rẻ, mà còn buộc hơn 85% đối tác sản xuất của mình phải áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn và đưa cắt giảm chi phí trở thành ưu tiên số 1.

    Tất cả nỗ lực trên đã giúp Nike tiết kiệm được 0,15 USD (khoảng 3.500 đồng) cho mỗi đôi giày của mình. Con số tưởng chừng như không đáng là bao sẽ được nhân với hơn 900 triệu sản phẩm được cho ra lò mỗi năm, đem về một lợi thế cạnh tranh có một không hai trên thị trường.

    Nhưng không phải cứ rẻ là được, Nike luôn hạn chế rủi ro và kích thích cạnh tranh nội bộ bằng cách trải đều đơn hàng của mình cho các nhà máy, hiện không có một nhà máy nào đang sở hữu hơn 5% sản lượng toàn cầu của Nike.

    Không chỉ sản xuất, Nike còn sở hữu một hệ thống các công ty thu mua với văn phòng chính đặt ngay sát nguồn nguyên liệu. Bước đi này giúp Nike ngay lập tức cắt được phí "trung gian" và tận dụng khả năng am hiểu địa phương để đem về nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường.

    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas! - Ảnh 1.
    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas! - Ảnh 2.

    Bằng những chiến thuật "keo kiệt" trên, Nike trở thành một trong những tập đoàn sản xuất có mức chi phí sản xuất và vận hành tốt nhất, đem lại lợi nhuận gấp 2,5 lần trên mỗi sản phẩm bán ra so với đối thủ truyền kiếp của mình là Adidas.

    Liên tục đổi mới

    Dù đã trở thành thương hiệu thời trang có giá trị nhất thế giới với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, Nike vẫn rất khiêm tốn khi tự nhận rằng Chuỗi cung ứng của mình hiện vẫn chưa thật sự hoàn hảo và cần tiếp tục đổi mới để phát triển.

    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas! - Ảnh 3.

    Khả năng quản lý

    Nike hiện đang nắm rõ đến "từng đôi vớ" trên khắp mạng lưới phân phối toàn cầu của mình, từ các sản phẩm trong nhà máy sản xuất, đến những sản phẩm đang "lơ lửng" trên biển hoặc được trưng bày khắp nơi trên thế giới.

    Nhưng tham vọng của Nike không chỉ dừng lại ở đó, với mục tiêu giữ vững thị trường, nhãn hiệu khổng lồ này tiến thêm một bước nữa khi cố gắng thu thập thông tin về các sản phẩm của đối thủ đang có mặt trên thị trường và so sánh nó với tồn kho hiện có của Nike.

    Các dữ liệu này sẽ giúp Nike luôn nhanh hơn đối thủ một bước trong việc đưa ra quyết định cho phù hợp với thị hiếu thường xuyên biến đổi của thị trường.

    Phân tích

    Nike đồng thời mong muốn nâng tầm quan trọng của phân tích và dự báo trong toàn bộ quyết định của tập đoàn.

    Tiêu biểu là tập đoàn này đã dần áp dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích và làm rõ các nhu cầu phát sinh mà không một chuyên gia con người nào đủ khả năng xử lý. Hệ thống Dữ liệu lớn cũng bắt đầu được áp dụng để đem về hàng loạt thông tin sản xuất, vận chuyển và bán lẻ để làm nền tảng cho mọi quyết định.

    Đô thị hóa

    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas! - Ảnh 4.

    Liên hiệp quốc dự báo 60 đến 72% dân số thế giới sẽ đổ xô về các thành phố lớn từ giờ cho đến năm 2050. Tuy là một "ác mộng" đối với những nhà quy hoạch đô thị, nhưng đối với các nhãn hiệu như Nike, đây là một cơ hội để thống lĩnh những thị trường có diện tích nhỏ nhưng doanh thu lớn.

    Vì thế, gã khổng lồ Nike đã bắt đầu đưa vào sử dụng các kho hàng gần đô thị với tốc độ xử lý đơn hàng nhanh, kết hợp với hệ thống giao hàng phức tạp ngay trong thành phố, giúp khách hàng có ngay sản phẩm mình mong muốn với tốc độ nhanh nhất.

    "Trung tâm phân phối của chúng tôi có khả năng thay đổi quy trình một cách linh hoạt và cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh nhất, cho dù đó là một đôi giày được đặt trên mạng hay 10.000 đôi giày được đặt bởi nhà phân phối." một chuyên gia tại Nike nhận định.

    Tương lai của sản xuất

    Sự “keo kiệt” của Nike: Lợi dụng nhân lực rẻ, đo đếm “từng xu” chi phí, dùng robot may cho rẻ… và lãi gấp 2,5 lần Adidas! - Ảnh 5.

    Một trong những bước đi được nhận xét là có thể thay đổi cục diện của cả ngành may mặc chính là Tự động hóa. Nhân công giá cao tại Mỹ là lý do chính mà các thương hiệu nổi tiếng tập trung sản xuất ở nước ngoài, nhưng với công nghệ ngày càng phát triển, Nike hoàn toàn có khả năng sản xuất tự động với chi phí cực rẻ ngay tại quốc gia sở hữu thị trường lớn nhất của mình.

    Trích một báo cáo của Morgan Stanley: "Gần 20% hoạt động sản xuất giày thể thao của Nike và Adidas sẽ được tự động hóa hoàn toàn vào năm 2023 nhằm chạy theo nhu cầu "mua ngay, nhận ngay" của Thương mại điện tử."

    Nếu những dự báo trên trở thành hiện thực, ít nhất 1,3 triệu robot sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm tới với sự dẫn đầu của Nike.

    Theo tờ Sprunk: "Việc sản xuất ngay tại thị trường sẽ giảm thời gian từ khi thiết kế đến tay người tiêu dùng chỉ còn 10 ngày so với 60 ngày như hiện tại."

    Với vị thế dẫn đầu, Nike và chuỗi cung ứng của mình sẽ không ngừng tìm cách cắt giảm chi phí và gia tăng tốc độ phản ứng với thị trường. Và đó cũng chính là lý do thương hiệu thời trang có giá trị lớn nhất thế giới đã trở thành một Bậc thầy chuỗi cung ứng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ