Samsung càng phát triển nhiều dịch vụ, túi tiền của Google càng bé lại.
Tuy nhiên, sự kiện Galaxy S 4 đã cố tình lờ đi “linh hồn” Android và Google, dù cho Samsung dành cả tiếng đồng hồ để nói về hầu như tất cả các tính năng trên Galaxy S4, kể cả những gì là nhỏ nhặt nhất.
Và một điểm gây chú ý nữa là, suốt sự kiện của Galaxy S4, không hề có bóng dáng đại diện nào của Google hay Android trên sân khấu.
Dù cho Google Android đang là hệ điều hành trên các sản phẩm Galaxy và đã giúp Samsung gặt hái được thành công như ngày nay, Samsung cũng không giành một chút nào để nói về Android.
Khi giới công nghệ tập trung chú ý vào cuộc chiến giữa Apple và Samsung, thì có một thực tế mà ít người để ý: quan hệ giữa Samsung và Google ngày càng lạnh giá.
Samsung đã đưa một loạt những tính năng vào những chiếc Galaxy, khiến cho Android trên smartphone Samsung trở thành nguyên nhân mối bất đồng giữa hai gã khổng lồ.
Đã từng có thời xuất hiện tin đồn Samsung sẽ sử dụng một phiên bản nhánh của Android, như là Amazon dùng trên Kindle Fire. Tức là hãng sẽ dùng những lớp cơ bản của Android và thêm vào những phần mềm hay giao diện của riêng mình. Trong trường hợp đó, Google sẽ mất quyền kiểm soát hệ điều hành này trên Galaxy, nhưng Samsung thì sẽ mất quyền ưu tiên trong các ứng dụng của Google.
Samsung đã lựa chọn cách khôn ngoan hơn. Hãng vẫn dùng tất cả những tính năng từ Google cho Android, nhưng xếp chúng vào các dịch vụ hàng thứ hai. Và mỗi khi hãng có cơ hội, các dịch vụ của Samsung sẽ được giới thiệu để thay thế cho dịch vụ của Google.
Như trong sự kiện vừa qua, chúng ta có thể thấy Samsung trình diễn tính năng “home sync” giúp tự động truyền tệp tin ảnh từ Guam về New York một cách dễ dàng. Samsung có dịch vụ lưu trữ dữ liệu có quy mô nhỏ, với dung lượng khoảng vài Terabyte lưu trữ. Tuy nhiên, Samsung dường như sẽ cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ hơn các dịch vụ khác.
Đích ngắm của Home Sync có thể là các dịch vụ như Dropbox hay iCloud của Apple, Skydrive của Microsoft. Nhưng nó cũng sẽ khiến dịch vụ Google Drive ế khách.
Samsung cũng cho thấy phần mềm dịch S Translator của hãng cùng bộ phần mềm chỉnh sửa ảnh, những dịch vụ mà Google cũng đã cung cấp từ khá lâu.
Việc phần hồn Android trên Galaxy ngày càng “Samsung hóa” là không thể tránh khỏi. Bởi với một nền tảng có tính tùy biến cao như Android, Samsung buộc phải tìm ra những giá trị để có thể giúp sản phẩm của hãng nổi trội hơn các đối thủ như HTC hay Sony.
Tuy nhiên, Google sẽ không thể lấy làm vui lòng, khi dịch vụ của mình ngày càng trở thành thứ yếu trên Android. Bởi phần lớn tiền mà Google kiếm được trên Android là từ cung cấp các dịch vụ của hãng trên nền tảng này. Một khi, phần mềm của các nhà sản xuất khiến dịch vụ của Google “ế khách”, Android sẽ trở thành một đứa con to xác nhưng không kiếm được tiền góp vào nuôi đại gia đình Google.
Và khi mà Samsung càng thành công, gã khổng lồ Hàn Quốc lại càng có lý do để xây dựng nên các dịch vụ cạnh tranh với Google.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android