Sự kiện Vietnam Game Connect 2025 được tổ chức, đánh dấu bước chuyển mình toàn cầu của ngành game Việt
Sự kiện Vietnam Game Connect 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội, thu hút hơn 700 đại biểu từ các studio trong nước, các nền tảng công nghệ toàn cầu như Google, AWS, TikTok, AppLovin.
Ngành game Việt được đánh giá đang bước vào giai đoạn chuyển mình rõ nét, không chỉ về quy mô mà cả tư duy phát triển. Theo đại diện Google tại Vietnam Game Connect (VGC 2025), trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về lượt tải game - tính riêng các sản phẩm do đội ngũ trong nước phát triển. Với tổng cộng 6,7 tỷ lượt tải, thành tích này phản ánh tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành game Việt Nam.

Tuy vậy, giới chuyên gia nhận định việc dẫn đầu về lượt tải mới chỉ là điểm khởi đầu. Ngành game trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính dài hạn, liên quan đến hiệu quả vận hành, chất lượng doanh thu và tuổi thọ sản phẩm.
Cụ thể, chi phí thu hút người dùng (CPI) trên toàn cầu đã tăng 37% chỉ trong hai năm gần đây, khiến việc cạnh tranh quảng cáo trở nên khốc liệt hơn. Trong khi đó, doanh thu trung bình mỗi người chơi mỗi ngày (RPD) của các studio Việt chỉ đạt 0,06 USD - thấp hơn gần 10 lần so với mức trung bình toàn cầu (0,7 USD). Bên cạnh đó, nhiều game nội địa chỉ giữ được độ phổ biến trong vài tuần trước khi sụt giảm, trái ngược với những tựa game quốc tế có vòng đời dài hơn như Block Blast hay Royal Match.




Tại sự kiện, các thảo luận chiến lược đã chỉ ra những xu hướng phát triển mới. Một số nhà phát hành nội địa, tiêu biểu như iKame, đang từng bước chuyển sang mô hình vận hành dựa trên dữ liệu - tương đồng với các hãng toàn cầu như Supercent.
Từ khai thác AI, phân tích hành vi người dùng đến việc thiết kế sản phẩm theo các chỉ số định lượng, nhóm studio tiên phong này cho thấy hướng tiếp cận bền vững hơn. Tuy nhiên, phần lớn các studio trong nước vẫn phụ thuộc vào trực giác và kinh nghiệm, khiến quá trình mở rộng và nâng cao hiệu quả còn nhiều hạn chế.





GameGeek - đơn vị tổ chức sự kiện, đang đóng vai trò cầu nối giữa các studio trong nước và hệ sinh thái toàn cầu. Tại Vietnam Game Connect 2025, GameGeek đã mời đại diện từ AWS (hạ tầng dữ liệu), TikTok (thu hút người dùng), AppLovin (tối ưu doanh thu), cùng các chuyên gia từng làm việc tại các công ty game lớn như King, Rollic và Ludus - những đơn vị có hàng tỷ lượt tải trên toàn cầu.
Sự kiện còn thu hút nhiều khách mời quốc tế như Pocket Gamer (Anh), Mobidictum (Thổ Nhĩ Kỳ) và đại diện Gamescom khu vực châu Á. Nhiều đối tác thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài nhằm mở rộng thị trường game Việt sang các khu vực như Trung Đông và châu Âu.





Theo đại diện GameGeek, mục tiêu không chỉ là đưa sản phẩm Việt ra thế giới, mà còn mang các tiêu chuẩn quốc tế trở lại thị trường nội địa. Để đạt được điều đó, các studio cần đầu tư vào dữ liệu, tư duy sản phẩm và hiệu quả vận hành thay vì chỉ tập trung vào tốc độ phát hành.
Vietnam Game Connect 2025 được kỳ vọng sẽ là nền tảng chiến lược giúp ngành game Việt Nam tiến gần hơn tới sự chuyên nghiệp hóa và toàn cầu hóa trong những năm tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sau Huawei, thêm một hãng Trung Quốc ra mắt smartphone gập ba với độ mỏng chỉ... 3.49mm
Tecno vừa giới thiệu concept điện thoại ba gập cực mỏng mang tên Phantom Ultimate G Fold.
Không đùa đâu: MacBook Pro chơi Cyberpunk 2077 cả trăm FPS, còn hai mẫu Mac "quốc dân" cũng chạy vèo vèo