Sự thật đằng sau kho ứng dụng App Store và những rắc rối bây giờ mới kể của Apple
Apple cũng đang gặp rất nhiều rắc rối, khiến cho họ phải có những thay đổi lớn đối với kho ứng dụng App Store của mình.
Trước sự kiện WWDC 2016 sẽ diễn ra vào tuần tới, Apple tuyên bố một thay đổi lớn đối với kho ứng dụng App Store. Đó là thay đổi tỉ lệ ăn chia doanh thu của việc bán ứng dụng, mà theo đó Apple sẽ giảm một nửa doanh thu mình nhận được từ 30% xuống còn 15%.
Trong khi đó, các nhà phát triển ứng dụng iOS cho App Store sẽ nhận được doanh thu nhiều hơn từ việc bán các ứng dụng của mình. Cụ thể họ sẽ nhận được tới 85% tổng doanh thu từ việc bán ứng dụng. Đây là động thái để Apple thu hút được nhiều nhà phát triển ứng dụng cho iOS hơn.
App Store của Apple vừa có nhiều thay đổi rất lớn.
Chắc chắn là các nhà phát triển cũng rất thích điều này, bởi họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên trên chặng đường dài, động thái này có nghĩa là các nhà phát triển có thể sẵn sàng giảm giá bán của ứng dụng xuống mức thấp hơn so với trước đây. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cũng được khuyến khích mua nhiều ứng dụng trên App Store hơn.
Kho ứng dụng App Store của Apple đang gặp rắc rối
Sau khi Phil Schiller nắm quyền điều hành mảng ứng dụng App Store, đã có rất nhiều thay đổi được tiến hành. Việc phân chia lại tỉ lệ doanh thu giữa Apple và các nhà phát triển chỉ là một trong nhiều thay đổi lớn của App Store.
Mà bên cạnh đó, App Store lần đầu tiên áp dụng cách thức quảng cáo tìm kiếm bên trong kho ứng dụng này. Về cơ bản nó giống với công cụ tìm kiếm của Google, mà các nhà phát triển sẽ phải trả tiền để ứng dụng của mình được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm của người dùng.
Phil Schiller chính là người đưa ra những thay đổi đó chỉ trong vòng 7 tháng lên nắm quyền điều hành App Store.
Nhưng thay đổi lớn của kho ứng dụng App Store nhằm biến nền tảng này thành một mảng kinh doanh bền vững cho các nhà phát triển ứng dụng và cho cả Apple.
Tuy nhiên, có một thực tế đó là App Store của Apple đang gặp những rắc rối không hề nhỏ. Rắc rối này xuất phát từ Facebook và Snapchat, khi mà các mạng xã hội này ra mắt rất nhiều tình năng có thể thay thế các ứng dụng di động.
Thậm chí Facebook Messenger còn trở thành một nền tảng cho phép người dùng cài đặt rất nhiều ứng dụng, như mua sắm hay gọi xe Uber. Đó là nguyên nhân khiến cho lượt tải ứng dụng di động trên toàn cầu giảm 3% so với năm 2015.
94% doanh thu đến từ 1% các nhà phát triển trong App Store. Khoảng cách giàu nghèo là rất lớn.
Có một sự thật đáng chú ý ở đây, đó là có tới 94% doanh thu từ việc bán ứng dụng trong App Store đến từ 1% các nhà phát triển. Đây gọi là tầng lớp trung lưu, giống như việc 1% dân số nắm giữ gần như toàn bộ tài sản của cả thế giới. Chính vì vậy mà App Store vẫn chưa phải là mảnh đất hứa hẹn với nhiều nhà phát triển không có tên tuổi.
Nhưng thay đổi mới của App Store là rất lớn, nhưng chưa đủ
App Store đã có những thay đổi rất lớn, tuy nhiên nó vẫn chưa thể giải quyết được rắc rối lớn nhất của mình. Những thay đổi trong thời gian qua chỉ có thể khiến cho 1% các nhà phát triển đã giàu sẵn càng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong khi App Store có hơn 1,5 triệu ứng dụng, để một ứng dụng có thể trở nên nổi bật trong số đó quả thực vô cùng khó khăn. Và cách duy nhất đó là các nhà phát triển bắt buộc phải bỏ ra một số tiền nhất định để ứng dụng của mình thu hút được sự chú ý.
Quảng cáo tìm kiếm mới trong App Store.
Nhưng đó chưa phải là cách giải quyết hiệu quả, mặc dù Apple nói rằng quảng cáo tìm kiếm sẽ giúp các ứng dụng mới dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn. Nhưng trên thực tế đó là cơ hội của các nhà phát triển có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, chứ không phải những nhà phát triển có thể tạo ra một ứng dụng thực sự hấp dẫn.
Nói tóm lại là khoảng cách phân biệt giàu nghèo ngày càng bị kéo dài ra. Trong khi các nhà phát triển có tiếng tăm, thu hút được sự quan tâm của người dùng sẽ tiếp tục có được doanh thu rất lớn. Thì các phát triển không có tên tuổi sẽ vẫn phải ngụp lặn ở tầng lớp dưới của App Store, mãi mãi không thể biến nó trở thành một mảng kinh doanh đem về doanh thu bền vững.
Apple liệu có đang đi đúng hướng?
Amazon từ lâu đã không còn bán nội dung số của mình như sách cho Kindle và phim cho cho dịch vụ Amazon Video thông qua App Store trên iPhone và iPad. Spotify cũng có phí thuê bao trên iPhone đắt hơn với 13 USD/tháng so với 9,9 USD/tháng trên MacBook. Đó là do Apple luôn lấy một phần doanh thu từ việc bán các nội dung này.
Tim Cook sẽ phải quan tâm hơn tới hệ sinh thái iOS, nếu như vẫn muốn giữ chân các khách hàng của mình.
Chính nhờ đó mà Apple có một mảng kinh doanh cốt lõi bên cạnh việc bán các thiết bị phần cứng, mà đem về doanh thu không hề nhỏ. Tuy nhiên nếu như Apple chỉ biết lợi cho mình, các nhà phát triển ứng dụng hoàn toàn có thể rời bỏ iOS nếu như không còn cảm thấy đây là mảnh đất có thể kiếm tiền nữa.
Đặc biệt là khi rất nhiều nền tảng khác như Facebook Messenger đang phát triển rất mạnh mẽ. Chính việc hi sinh doanh thu của mình để thu hút các nhà phát triển ứng dụng cho thấy Apple cũng đang lo sợ rằng họ sẽ rời bỏ hệ sinh thái iOS.
Đó cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng đang suy nghĩ đúng hướng, khi tập trung vào việc thu hút nhiều nhà phát triển ứng dụng hơn cho mình. Hệ sinh thái iOS là yếu tố rất quan trọng giúp giữ chân người dùng với các thiết bị của Apple.
Tuy nhiên sẽ còn rất nhiều việc phải làm, nếu như Apple muốn xóa nhòa khoảng khách phân biệt giữa các nhà phát triển và đem đến cơ hội cho những người mới. Chính những nhà phát triển mới là người xây dựng lên một hệ sinh thái iOS hấp dẫn như hiện nay, do đó mà Apple nên trân trọng họ và đối xử với họ thật tốt.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming