Sự thật điên rồ: Google tuyển dụng hàng nghìn người để… không làm gì, 50% nhân sự đi làm như đi chơi, nếu có bị sa thải cũng không tạo ra sự khác biệt
Tiết lộ gây sốc của 1 chuyên gia trong ngành công nghệ.
- Điều Google lo sợ sắp xảy ra, OpenAI đang phát triển công cụ tìm kiếm tích hợp ChatGPT
- Google phát hành bản cập nhật thuật toán lớn nhất thập kỷ, hàng loạt website “kêu gào” vì tụt rank, mất lượt truy cập
- Google ra mắt Pixel 8a: Smartphone tầm trung duy nhất được cập nhật Android 7 năm, tích hợp Gemini AI
- Phiên tòa Google kết thúc, sắp có phán quyết chống độc quyền mang tính bước ngoặt
- Google trả Apple 20 tỷ USD để là công cụ tìm kiếm mặc định
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, chuyên gia David Ulevitch đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz đã lấy Google làm ví dụ minh hoạ cho kiểu công ty tuyển dụng nhân sự để làm điều vô nghĩa.
“Một nhóm người có thể bị sa thải bất chợt vào ngày mai và công ty không thực sự cảm thấy sự khác biệt”, David Ulevitch, cựu CEO startup bảo mật web OpenDNS, nói. “Tôi nghĩ không hề điên rồ nếu nói một nửa nhân viên tại Google không thực sự làm việc. Công ty đã chi hàng tỷ USD mỗi năm cho các dự án không đi đến đâu trong hơn một thập kỷ. Khoản tiền đó lẽ ra đã có thể được trả lại cho các cổ đông có tài khoản hưu trí”.
Các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng tham gia vào cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề dư thừa nhân sự trong các tập đoàn Big Tech những năm gần đây. Keith Rabois, Giám đốc điều hành OpenStore, công ty chuyên hỗ trợ tài chính cho các thương nhân bán hàng bằng Shopify, cũng cho rằng “Meta và Google tuyển dụng hàng nghìn nhân viên để…không làm gì cả”.
Phát biểu từ Miami tại một sự kiện do công ty Evercore tổ chức, Rabois cho biết các công ty công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm vì tuyển dụng quá nhiều, song lại sa thải hàng loạt để cắt giảm chi phí.
“Đây là thước đo phù phiếm đối với việc tuyển dụng”, ông Rabois nói. “Những người này không có việc gì để làm. Tất cả chỉ là những công việc giả. Bây giờ điều đó đang được phơi bày. Những người này thực sự làm gì ư, họ chỉ đi họp thôi”.
Cũng theo Rabois, Google cố tình thuê nhiều kỹ sư và nhân tài công nghệ để ngăn họ cống hiến chất xám cho các công ty khác - một chiến lược được cho là “khá mạch lạc”. Điều đó có nghĩa là các kỹ sư này được quyền đến công ty, ngồi vào bàn, và không làm gì cả.
Quan điểm của Rabois cũng được tán dương bởi một số chuyên gia khác tại Thung lũng Silicon, chẳng hạn như Marc Andreessen. Họ đều cho rằng các tập đoàn lớn đang quá dư thừa nhân viên.
Theo Rabois, ông hy vọng trọng tâm của ngành sẽ chuyển từ mô hình tăng trưởng bằng mọi giá sang tập trung đi lên bền vững hoặc sinh lời. Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng việc cắt giảm số lượng đầu người là một trong những cách tốt nhất để duy trì và tạo ra dòng tiền tự do.
Với quan điểm của mình, Rabois hết lời ca ngợi Elon Musk khi thực hiện chính sách cắt giảm 50% nhân sự Twitter. “Mọi người đang theo dõi Elon và Twitter và rõ ràng anh ấy đang làm gương, dù cho đây có thể là một hành động cực đoan”, Rabois nói.
Có lẽ sau những năm tháng tuyển dụng quá mức, Google đã cảm thấy “thấm đòn”. Tập đoàn này đang sa thải một số lượng nhân viên không xác định, đánh dấu đợt cắt giảm mới nhất của gã khổng lồ công nghệ khi thực hiện giảm chi phí.
Đại diện phát ngôn cho biết việc sa thải không diễn ra trên toàn công ty và những nhân viên bị ảnh hưởng sẽ có thể ứng tuyển vào các vị trí nội bộ. Tuy nhiên không nêu rõ số lượng nhân viên bị ảnh hưởng cũng như các nhóm liên quan. Một lượng nhỏ nhân sự sẽ chuyển đến chi nhánh tại Ấn Độ, Chicago, Atlanta hoặc Dublin.
Động thái trên diễn ra sau làn sóng cắt giảm việc làm tại Google nói riêng và toàn ngành công nghệ nói chung. Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng trên vẫn sẽ tiếp diễn trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn.
“Trong suốt nửa cuối năm 2023 và đến năm 2024, nhóm chúng tôi đã thay đổi để trở nên hiệu quả hơn và hoạt động tốt hơn, loại bỏ và sắp xếp nhân sự theo ưu tiên về sản phẩm”, người phát ngôn nói thêm.
Trước đó, giám đốc tài chính Google Ruth Porat cảnh báo sẽ sa thải luân phiên liên tục trong năm 2024 sau đợt cắt giảm hàng trăm lao động vào tháng 1/2024. Động lực một phần đến từ việc tập đoàn này đang tập trung phát triển AI có khả năng thay thế trí óc của con người, đồng thời mong muốn đầu tư một cách có trách nhiệm vào các ưu tiên cốt lõi của công ty. Hãng nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi mang tính chiến lược, bao gồm cả việc loại bỏ nhân sự để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.
“Chúng tôi phải đưa ra một số quyết định khó khăn liên quan đến việc tiếp tục tuyển dụng nhân viên của Google. Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng vị trí của bạn sẽ bị loại bỏ”, email sa thải của Google nêu rõ.
“Đứng trên góc nhìn nhân sự thì đây thực sự là một cơn ác mộng. Việc Google sa thải hàng loạt đã hoàn toàn phá hủy hình ảnh công ty đáng mơ ước cho người lao động trước đây”, chuyên gia Meghan M Biro của hãng tuyển dụng nhân sự Talent Culture thừa nhận.
Trước đó, kỹ sư phần mềm Google Diane Hirsh Theriault cũng lên LinkedIn bày tỏ sự bức xúc của mình. Trong một bài đăng dài, cô chỉ trích lãnh đạo là “nhàm chán và đờ đẫn”, trong khi những đợt sa thải chẳng khác nào “đốt cháy cấu trúc nhân sự hoàn hảo”.
“Cách đây không lâu, Google thực sự là một nơi kỳ diệu. Không biết vì lý do gì, các giám đốc điều hành lại cắt máu nhân lực vào đúng thời điểm họ thực sự cần chúng tôi”, Diane Hirsh Theriault nói.
Theo một nhân viên, trong khi đợt cắt giảm lớn vào tháng 1/2023 được đích thân Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai thông báo, đợt cắt giảm trong năm 2024 chỉ được đưa ra bởi các lãnh đạo cấp thấp, chẳng hạn như phó chủ tịch và bộ phận nhân sự.
“Những đợt sa thải này đã gây ra tình cảnh hỗn loạn. Chúng tôi vừa phải gánh thêm việc, vừa đứng ngồi không yên. Đồng nghiệp chúng tôi thực sự phẫn nộ và thất vọng hơn bao giờ hết”, Stephen McMurtry, kỹ sư phần mềm cao cấp, nói.
Theo: BI, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI