Ta vẫn luôn bị quyến rũ với dáng vẻ lạch bạch khôi hài và lối sống đặc biệt của chúng. Nhưng một cái nhìn sâu hơn sẽ cho thấy cánh cụt cũng có mặt tối của chúng.
Năm 1911, nhà thám hiểm người Anh Robert Scott đã giao nhiệm vụ cho ba người tại trạm Nam Cực của mình: thu thập được ba quả trứng chim cánh cụt hoàng đế. Khi đó đang là giữa mùa đông. Nhiệt độ xuống tới -60 độ C, Apsley Cherry-Garrard, người trẻ tuổi nhất, còn mẻ hết hàm răng vì run lập cập trong lạnh giá.
Một bầy cánh cụt trong cơn bão tuyết
Cherry-Garrard đáng lẽ ra phải rất cay cú vì lũ chim cánh cụt, nhưng chúng lại khiến cho ông mê hoặc. Theo lời kể của ông, những con chim cánh cụt Adelie sống quanh trạm của họ nhìn trông chả khác gì những gã lùn tức cười “với áo măng tô màu đen và sơ mi trắng” – tuy nhiên thì điều này cũng không ngăn được ông ăn thịt chúng.
Và rồi sau hơn một thế kỷ, cả thế giới trở nên phát rồ vì chim cánh cụt. Ta thích thú với dáng đi lạch bạch, hai tay vung vẩy của những con chim xù lông trượt qua lại trên tuyết.
Tuy nhiên, bao lâu nay ta vẫn luôn lầm tưởng về chúng.
Một cặp chim cánh cụt hoàng đế và con của chúng
Những nhà thám hiểm thời kỳ đầu đã nghĩ rằng chim cánh cụt là loài cá, và rồi nhanh chóng thay đổi suy nghĩ: chúng nửa cá nửa chim. Vào thời của Scott, giả thuyết hàng đầu cho rằng chim cánh cụt vốn chưa tiến hóa để bay được và chúng có thể là mối liên kết ta đang kiếm tìm giữa chim và khủng long. Và họ hy vọng có thể tìm được câu trả lời khi nghiên cứu trứng của chúng.
Ta đều biết chim cánh cụt lần đầu lạch bạch trên Trái Đất là khoảng 70 triệu năm trước
Tổ tiên của chúng đã mất đi khả năng bay khi trở thành những tay bơi cự phách; xương của chúng nặng hơn để lặn tốt hơn. Giờ đây chúng “bay” dưới nước với tốc độ 40km/h và xuống tới độ sâu hơn 500m.
Điều này đưa ta tới nơi chúng sinh sống, và ở điểm này, ta cần làm rõ một vài điều.
Chim cánh cụt Macaroni
Không hề có chim cánh cụt ở Madagascar. Cũng như Bắc Cực, chẳng có con chim nào ở đó cả.
Gần như mọi con chim cánh cụt từ trước đến giờ đều sống ở Nam bán cầu.
Chúng nổi tiếng bởi việc sống ở tận cùng Trái Đất, nhưng rất nhiều loài chim cánh cụt không sống ở Nam Cực. Chúng vốn tiến hóa trong một đợt nóng và con chim cánh cụt cổ đại nhất được biết đến sống ở New Zealand, nơi bao quanh bởi vùng biển ấm áp. Khoảng 42 triệu năm trước, những con chim cánh cụt to lớn đã rải bước khắp Peru.
Tới nay, hơn một nửa số loài cánh cụt ưa thích khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới, và loài cánh cụt Galapagos còn sống trên đường xích đạo. Trong số 18 loài, chim cánh cụt hoàng đế và Adelie là những loài duy nhất sinh ra ở Nam Cực.
Cánh cụt hoàng đế tại Nam Cực nhiều tới mức chúng có thể được đếm từ vũ trụ. Bầy của chúng từng được định vị bằng việc quan sát những mảng phân màu nâu trên hình ảnh vệ tinh. Những nghiên cứu đã cho thấy số cánh cụt hoàng đế còn nhiều gấp đôi so với những gì ta nghĩ.
Ở mảng đối lập, những loài sinh sống gần con người lại phải đối mặt với những nguy cơ từ mọi phía, từ đánh bắt quá độ và tràn dầu cho tới mèo hoang, thế nên chúng thường có số lượng ít hơn. Chim cánh cụt Galapagos hiện chỉ có khoảng dưới 2000 cá thể.
Và tiếp nữa là sự đáng yêu khiên ai cũng say mê của lũ cánh cụt. Những năm gần đây, thực tế đã cho thấy đời thực không hề giống như phim Pingu the Penguin.
Cánh cụt Galápagos còn sinh sống trên đường xích đạo
Năm 2012, Douglas Russell của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, đã tìm ra được một báo cáo tên gọi “Thói quen tình dục của Chim cánh cụt Adelie.” Và nó được gắn mác “không công khai”.
Báo cáo này đến từ George Murray Levick, nhà khoa học thuộc đoàn thám hiểm của Scott và cũng là người đầu tiên chứng kiến toàn bộ một mùa giao phối của cánh cụt. Những gì nhìn thấy đã khiến ông sốc hoàn toàn: cả bầy chim trống quan hệ đồng tính, lạm dụng tình dục với những con non, và còn quan hệ với cả con mái đã chết. Vào thời điểm đó, những thứ như vậy được cho là quá đồi trụy với đại chúng.
Cho dù đây là thứ gì đó đang báo động với một người Anh thời Edward, thì hành vi như vậy vẫn nằm trong những gì bình thường của sinh học. Những con cánh cụt “hooligan” mà Levick quan sát có lẽ đã thiếu kinh nghiệm trong tình dục và đưa ra những hành động sai lầm.
Những điều như vậy vẫn luôn xảy ra. Gần đây, hải cẩu còn bị phát hiện tìm cách giao phối với chim cánh cụt với ít nhất bốn trường hợp riêng biệt, và điều này cũng vẫn có thể là một sai lầm thông thường.
Người anh em Nam Cực còn lại, cánh cụt hoàng đế, còn tồi tệ hơn nhiều.
Chim cánh cụt hoàng đế con
Chim hoàng đế mái mất đi đứa con thường “nhận nuôi” những con non không được trông coi. Nếu như không có con non nào như vậy, vũ lực sẽ xảy ra. Rất nhiều chim mẹ sẽ chiến đấu để tranh giành nhau, trộm đi những con non từ những gia đình chim cánh cụt khác.
Những vụ bắt cóc thường kéo dài từ vài phút tới vài ngày. Kết cục hầu như đều là những con non chết yểu vì bị bỏ lại trong lạnh giá. Một con cánh cụt còn từng bắt cóc nhầm con của kẻ thù của mình, con non của loài chim cướp biển chuyên săn chim cánh cụt.
Những vụ bắt cóc như vậy quá kỳ quái và tàn bạo ở mọi khía cạnh, và vì sao những con mái lại làm vậy đã từng khiến các nhà khoa học đau đầu hàng thập kỷ.
Chim cánh cụt hoàng đế là một loài chim rất đặc biệt, chúng làm tổ vào giữa mùa đông. Những con mái phải ra biển kiếm ăn, để lại chim trống giữ ấm cho lũ trẻ. Đây chính là thứ gây ra vấn đề. Hầu hết chim chóc khi không thấy trứng của mình nữa, chúng sẽ dừng sản sinh ra loại hóc môn làm cha mẹ prolactin, và mất dần sự quan tâm.
Để giữ được bản năng làm mẹ trong suốt chuyến đi hai tháng, những con cánh cụt hoàng đế mái duy trì mức độ hóc môn này cao nhất có thể. Frédéric Angelier của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại Villiers en Bois đã tự hỏi liệu hóc môn này có phải là lời giải cho những vụ bắt cóc.
Để tìm hiểu, Angerlier và đồng nghiệp đã tiêm bromocriptine vào những con chim bị mất con, một hóa chất dùng để triệt tiêu prolactin. Và như họ dự đoán, những con cánh cụt đó đã giảm hẳn hành vi bắt cóc so với những con không được tiêm bromocriptine.
“Đó là sản phẩm phụ của chiến lược quá đặc biệt của chúng,” trích lời Olivier Chastel. “Nếu bạn quay về từ đại dương mà chẳng thấy con non nào, và lượng hóc môn thì vẫn đang rất cao, thì hành vi bắt cóc con non rất dễ xảy ra.”
Cánh cụt Adelie cực kì ưa thích những viên đá
Cuối cùng, sự lãng mạng nổi tiếng của chim cánh cụt, thực sự cũng chẳng xứng đáng chút nào.
Cánh cụt hoàng đế chịu đựng mùa đông Nam Cực để giữ một mối quan hệ xa cách, điều này khiến cho chúng trở thành biểu tượng của quan hệ một vợ một chồng. Nhưng bản thân lũ cánh cụt lại suy nghĩ hoàn toàn khác, và rất hay “li dị”. Có khoảng 81% chim hoàng đế sẽ chọn bạn tình khác qua mỗi mùa sinh sản.
Ngoại tình cũng là chuyện thường ngày. Gần một phần ba số chim cánh cụt humboldt mái dối lừa bạn tình của chúng.
Những vụ ngoại tình này đôi khi đến từ những yếu tố, mà với ta, thực sự rất kỳ quái.
Chim cánh cụt Adelie xây tổ từ đá, và việc thiếu đá đã đẩy những con mái trở thành “gái gọi”: chúng giao phối với những con trống để đổi lấy đá. Một vài con mái hai mặt còn bày trò tán tỉnh để có được những viên đá, và chạy mất trước khi con đực kịp hành sự. Còn việc trộm đá từ tổ của kẻ thù thì được thực hiện bởi cả chim trống và mái.
Theo BBC.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời