(NLĐO) - Thời kỳ đại tuyệt chủng 390 triệu năm trước trên "siêu lục địa đã chết" Gondwana vừa được vén màn bí ẩn, là lời cảnh báo rùng mình cho chính người hiện đại.
- Giải mã những thiết kế vũ khí 'vượt thời đại' của thiên tài Leonardo da Vinci
- Từ khoảng cách hàng chục tỷ km, NASA làm cách nào để cập nhật phần mềm cho phần cứng 'cổ xưa' trên tàu vũ trụ 46 năm tuổi?
- Bí mật đằng sau sự vướng víu lượng tử: Người ngoài hành tinh có thực sự từng ghé thăm Trái Đất?
- Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?
- Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Earth-Science Reviews đã đi tìm kiếm các lớp hóa thạch "giống như những chiếc bánh" và chỉ ra một thời kỳ kinh hoàng từng kéo dài suốt 5 triệu năm ở hành tinh chúng ta.
Siêu lục địa đã tan vỡ Gondwana - Ảnh: Fama Clamosa
Hàn trăm triệu năm trước, thế giới tồn tại 2 siêu lục địa: Phía Bắc là Laurasia, phía Nam là Gondwana.
Gondwana bao gồm đất đai của Nam Cực, Nam Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và cả tiểu lục địa Ấn Độ, bán đảo Ả Rập. Siêu lục địa này ra đời khoảng 600 triệu năm trước, tách ra từ siêu lục địa Pangea và bắt đầu tan rã dần từ 180 triệu năm trước.
Godwana là nơi sinh sống của nhiều động thực vật, trong đó bí ẩn nhất là quần thể sinh vật Malvinoxhosan, sống ở vùng biển bây giờ là đất đai của Nam Phi, chủ yếu là bộ ba thùy và các động vật hai mảnh vỏ, một số động vật thân mềm và da gai.
Quần thể này từng cực kỳ đông đúc trên địa cầu sơ khai, nhưng biến mất đột ngột khoảng 390-385 triệu năm trước.
Theo Live Science, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học tiến hóa Cameron Penn-Clarke từ Đại học Witwatersrand (Nam Phi) đã tìm ra lý do vì sao cuộc sống trên siêu lục địa cổ đại này lại khắc nghiệt đến mức khiến cả một lớp sinh vật lớn phải biến mất.
Họ cảnh báo khoảng thời gian 390-385 triệu năm trước là 5 triệu năm "địa ngục" do biến đổi khí hậu, với những điểm tương đồng với tình trạng biến đổi khí hậu mà chúng ta đang gây ra.
Phân tích kỹ càng vị trí, độ sâu và đặc tính địa chất của các loại đá mang hóa thạch được tìm thấy ở Nam Phi, tương ứng với các thời kỳ cổ đại khác nhau, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng hóa thạch giảm dần trong vòng 5 triệu năm đáng sợ đó.
Mỗi lớp hóa thạch tương ứng với mực nước biển giảm nhẹ, nhưng lại là yếu tố cực kỳ mãnh liệt liên quan đến đại tuyệt chủng, bởi đặc trưng cho những thay đổi khí hậu mạnh tới mức các sinh vật này không còn thích nghi được.
"Nghiên cứu này rất quan trọng khi xem xét cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học mà chúng ta đang đối mặt ngày nay. Nó chứng tỏ sự nhạy cảm của môi trường và hệ sinh thái vùng cực với những thay đổi về mực nước biển và nhiệt độ" - TS Penn-Clakre nói.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên chứng minh biến đổi khí hậu đủ sức mạnh gây ra các sự kiện tuyệt chủng.
TS Penn-Clakre cảnh báo: "Thật không may, bất kỳ thay đổi nào xảy ra đều là vĩnh viễn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI