Sự thật trong bóng tối của vụ FBI bẻ khóa iPhone giờ mới được tiết lộ

    TVD,  

    The Washington Post công bố việc FBI không hợp tác với công ty công nghệ Israel để bẻ khóa iPhone của kẻ sát nhân, mà họ đã sử dụng đến sự giúp đỡ của một thế lực trong bóng tối.

    Theo như các thông tin được công bố trước đây, FBI đã nhờ tới sự giúp đỡ của công ty công nghệ Cellebrite tại Israel, để bẻ khóa chiếc iPhone 5c của kẻ sát nhân trong vụ án San Bernardino. Tuy nhiên theo The Washington Post thì sự thật không phải như vậy.

    The Washington Post đưa tin, FBI đã bẻ khóa chiếc iPhone nhờ sự giúp đỡ của một hacker chuyên nghiệp. Hacker này là người đã tìm ra lỗ hổng bảo mật để vượt qua mã PIN 4 chữ số của chiếc iPhone 5c. Anh đã chủ động tìm đến văn phòng của FBI để đề nghị hợp tác. Danh tính của hacker này không được tiết lộ.

     Sự thật không phải công ty của Israel giúp FBI bẻ khóa chiếc iPhone 5c.

    Sự thật không phải công ty của Israel giúp FBI bẻ khóa chiếc iPhone 5c.

    Những người như vậy thường được gọi là các hacker mũ xám, họ chuyên săn lùng những lỗ hổng trong phần mềm và hệ thống. Họ xâm nhập vào các hệ thống bảo mật để thỏa mãn bản thân và trí tò mò của mình.

    Đây là hành động không được cấp phép, vì vậy có thể bị coi là phạm pháp. Tuy nhiên mục đích của các hacker mũ xám không phải là xấu, họ có thể hợp tác với Chính phủ để thông báo những lỗ hổng bảo mật được phát hiện.

    Họ nằm trong ranh giới giữa các hacker mũ trắng và các hacker mũ đen. Hacker mũ trắng là những người được cấp phép, họ chịu trách nhiệm tìm ra các lỗ hổng bảo mật cho các công ty, để có thể khắc phục kịp thời.

     Một hacker không rõ danh tính mới là người giúp FBI bẻ khóa chiếc iPhone 5c của kẻ sát nhân.

    Một hacker không rõ danh tính mới là người giúp FBI bẻ khóa chiếc iPhone 5c của kẻ sát nhân.

    Hacker mũ đen lại là những kẻ xấu xa, họ tấn công vào hệ thống và đánh cắp dữ liệu để kiếm lợi cho bản thân mình.

    Chính phủ Mỹ hiện đang cân nhắc việc có nên tiết lộ phương pháp và lỗ hổng bảo mật mà họ đã sử dụng để bẻ khóa chiếc iPhone 5c cho Apple biết hay không. Trong khi đó, Apple tỏ ra bình thản và tuyên bố sẽ không khởi kiện Chính phủ để biết được phương pháp họ đã sử dụng.

    Các quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ, FBI, Cơ quan An ninh Quốc gia, CIA, Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa đều cho rằng lỗ hổng bảo mật này là một thứ vũ khí giúp họ có thể đảm bảo an ninh quốc gia, chống lại khủng bố.

    Trong cuộc chiến tranh mạng này, việc Chính phủ Mỹ hợp tác với các hacker trong bóng tối là điều đã từng xảy ra. Tất nhiên việc hợp tác này có thể xảy ra nhiều rủi ro nếu như các hacker mũ đen nắm được những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng.

    Tham khảo: The Washington Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày