Sự thật về các chỉ số về chất lượng không khí rất nhiều người trong chúng ta đang nhầm lẫn
Các chỉ số có thể rất đáng báo động, nhưng tình hình thực tế chưa chắc đã giống như những gì bạn được cảm nhận.
- Fan Marvel đang phát cuồng vì giả thuyết liên quan post-credit của "Avengers: Endgame"
- Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
- Chỉ trích mặt tối của AI, diễn viên Scarlett Johansson cho rằng "Internet là một hố đen khổng lồ đang tự nuốt chửng chính nó"
Làm thế nào để biết được bầu không khí bạn đang hít thở là sạch, là đạt chất lượng? Thực ra xưa nay, chúng ta thường chỉ dựa vào cảm nhận của bản thân. Bạn hít thở cảm thấy thoải mái, không khí mát mẻ, không khó chịu thì mặc nhiên đó là không khí sạch.
Khoa học thì khác! Muốn đánh giá thứ gì chúng ta cũng cần các chỉ số cụ thể. Và với câu chuyện không khí sạch, chúng ta sử dụng chỉ số đo lường chất lượng không khí AQI (Air quality Index).
AQI là chỉ số được nhiều quốc gia tin dùng để đánh giá bầu không khí chúng ta đang hít thở. Nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều người trong chúng ta - và có thể là cả bạn nữa - đang có một hiểu nhầm không nhỏ về những gì mà nó tiết lộ.
AQI cho biết điều gì?
Đây là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các chỉ số AQI được tính toán trên công thức để chuyển đổi số đo PM 2.5 thành chỉ số chất lượng không khí. Dành cho những ai chưa biết, PM 2.5 mật độ hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5micromet có trong không khí quanh máy quan trắc. Sau khi quy đổi, chất lượng không khí sẽ được biểu diễn theo một thang điểm gồm 6 khoảng, và cụ thể như sau:
Nguồn ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Nhưng chỉ mình AQI không nói lên được toàn bộ bức tranh không khí của toàn thành phố
Có những thời điểm mọi người nhìn máy đo và nhận được chỉ số AQI ở mức cao ngất ngưởng, để rồi cảm thấy hoang mang vì chất lượng không khí quá kém. Tuy nhiên, câu chuyện về AQI không chỉ đơn giản như thế.
Đầu tiên, cần biết rằng AQI không phải là một chỉ số hoàn hảo. Nó được xây dựng dựa trên công thức chuyển đổi số đo PM 2.5 thôi, trong khi để đánh giá tổng thể chất lượng không khí thì còn cần các chỉ số khác như PM10, lượng CO2 trong không khí...
Thứ 2 là tại Việt Nam, nhiều người lấy chỉ số AQI do thiết bị quan trắc của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cung cấp. Tuy nhiên, ngay chính website của đại sứ quán cũng đưa ra lưu ý rằng thiết bị của họ chỉ có thể đưa ra chỉ số chất lượng không khí tại khu vực gần lãnh sự quán - nơi đặt thiết bị quan trắc.
Nói cách khác, đó là chỉ số cục bộ, chứ không thể đại diện cho chất lượng không khí toàn thành phố.
Không thể lấy AQI từ một máy quan trắc để đại diện cho cả một thành phố
AQI cũng sẽ có sự khác biệt theo từng thời điểm trong ngày. Vào giờ cao điểm, chất lượng không khí sẽ tệ hơn do các phương tiện lưu thông nhiều. Trong những ngày mưa hoặc có gió nhiều, AQI cũng sẽ giảm xuống.
Và cuối cùng là về những cỗ máy đo chất lượng không khí tại nhà mà nhiều gia đình đang sử dụng. Có một sự thật nhiều người cần biết là không khí trong nhà đôi khi có chất lượng còn kém hơn ngoài trời do cấu trúc khép kín, nên cũng không thể vin vào đó mà bảo không khí toàn thành phố đang xuống cấp được.
Tóm lại, câu chuyện chúng ta cần hiểu ở đây là AQI dù sao cũng chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi.
Tham khảo: US Embassy, Deccan Chronicle, Airnow, Air pollutant
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?