Sự xuống dốc không phanh của tên tuổi "Made in Japan" trong làng điện tử

    Anhdroid,  

    Nếu như không sớm thay đổi, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa các sản phẩm cộp mác "Made In Japan" sẽ vắng bóng hoàn toàn trên thị trường.

    Panasonic vào thứ Sáu tuần trước đã công bố lợi nhuận ròng giảm tới 63,5% trong quý vừa rồi, điều này một lần nữa đã cho thấy rõ ràng các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản đang phải đối mặt với khoảng thời gian rất khó khăn.

    Panasonic Corp đã báo cáo lợi nhuận ròng là 21,74 tỉ yên (213 triệu USD) trong ba tháng từ tháng 4 đến tháng 6, giảm mạnh so với mức lợi nhuận 59,56 tỉ yên (584 triệu USD) cùng kì trước đó. Lợi nhuận hoạt động cũng đã giảm 12,6% xuống 66,93 tỉ yên (656 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm 2016, doanh thu giảm 5,9% xuống 1,75 nghìn tỷ yên (17,15 tỉ USD).

     Panasonic khóc...

    Panasonic khóc...

    Những thiệt hại nghiêm trọng mà Panasonic đang phải gánh chịu chưa phải là trường hợp duy nhất. Đầu tháng này, Lenovo đã mua lại 44% cổ phiếu Tập đoàn Nhật bản NEC Lenovo, theo báo cáo phương tiện truyền thông.

    Công ty điện tử Nippon (NEC) từng là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất ở Nhật Bản đã đưa ra một kế hoạch để xây dựng liên doanh với Lenovo năm 2011. Tuy nhiên, liên doanh này luôn ở trong tình trạng thiệt hại liên tiếp trong nhiều năm, và bây giờ 95% cổ phiếu của nó đang ở trong tay của Lenovo.

    Một cái tên khổng lồ khác của nền điện tử Nhật Bản, Sharp Corp, tiết lộ lỗ ròng lên đến 27,5 tỷ yên (269,5 triệu USD) trong nửa đầu năm 2016, trong đó lợi nhuận vận hành lỗ 2,5 tỷ yên (24,5 triệu USD). Doanh thu của hãng cũng đã giảm 32% xuống 510,2 tỷ yên (5 tỷ USD) so với cùng kì năm trước.

    Được thành lập vào năm 1912, công ty điên tử gia dụng đa quốc gia Nhật Bản này đã tung ra một số sản phẩm được dán nhãn là "đầu tiên ở Nhật Bản" và thậm chí "đầu tiên trên thế giới.", tuy nhiên nó không thể thoát khỏi số phận bị sáp nhập. Hon Hai Precision Industry Co., công ty điện tử khổng lồ Đài Loan sở hữu thương hiệu Foxconn đã mua 66% cổ phiếu của Sharp với giá 388,8 tỷ yên (3,8 tỉ đô la Mỹ) ngày 30 tháng 3, theo truyền thông Nhật Bản.

    ...còn Sharp cũng không thể cười.
    ...còn Sharp cũng không thể cười.

    Toshiba Corp cũng không tránh khỏi số phận như Sharp khi cũng đã bán 80,1% cổ phiếu với giá 51,4 tỷ yên (504 triệu đô la Mỹ) vào ngày 30 tháng 6 cho Midea Group, một nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, Beijing Times đưa tin. Thương hiệu 140 tuổi sản xuất ra tivi, tủ lạnh và máy giặt đầu tiên của Nhật Bản này đã nhận được báo cáo về lỗi trong thiết kế ít nhất ba lần kể từ năm 2008.

    Công ty bị thua lỗ ngày càng lớn sau khi lỗ ròng gần 37.8 tỷ yên (370 triệu đô la Mỹ) trong năm 2014 do hoạt động không hiệu quả, dịch vụ sau bán hàng không đạt yêu cầu và vụ bê bối tài chính hiện hành.

     Lối thoát nào cho các công ty công nghệ Nhật Bản?

    Lối thoát nào cho các công ty công nghệ Nhật Bản?

    Suy cho cùng, các hãng điện tử nổi tiếng từng là động cơ của tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã và đang chứng kiến ​​sự suy giảm doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận kinh doanh và thậm chí cả khả năng bị mua lại do sự tăng giá của đồng yên, thiếu sáng tạo, dịch vụ và quản lý không hiệu quả.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ