Pin chảy nước có lẽ là cảnh tượng thường gặp trong các hộ gia đình dùng nhiều điều khiển.
- Hồi sinh điều khiển điều hòa bị chảy mực màn hình cho người mới: siêu đơn giản, ít tốn tiền
- Các nhà khoa học đã có thể điều khiển não ruồi từ xa
- Tầm 10 triệu đã có máy giặt tích hợp AI: Tự tính nước giặt, xả, diệt khuẩn bằng hơi nước và điều khiển qua Wifi
- [ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Đam mê công nghệ, vợ chồng 9X chi 4 tỷ đồng thiết kế căn nhà 170m2 có thể điều khiển bằng giọng nói, không cần chạm công tắc
- DJI Mini 3 Pro: Nhỏ mà nhiều “võ”, quay video dọc độc đáo, điều khiển mới cùng nhiều tính năng
Điều khiển từ xa là vật gần như nhà nào cũng phải có ít nhất là một cái, còn nhiều thì thậm chí đến vài chục chiếc. Các bạn không để ý vì nó là thứ quá thường thức, chứ bây giờ ngồi kể ra thì hẳn không ít người phải ngỡ ngàng với số lượng điều khiển từ xa cần thay pin định kỳ.
Lấy ví dụ nhà tôi ở chung cư có 3 chiếc điều khiển điều hòa, 3 điều khiển quạt, 3 điều khiển tivi – vậy là 9 cái. Với những nhà có điều kiện, có lẽ số lượng điều khiển sẽ còn khủng khiếp hơn, với cổng ra vào, các thể loại đầu nhận tín hiệu, điều hòa, quạt, v.v...
Một chiếc điều khiển bị thối pin và han rỉ bảng mạch
Nếu dùng các loại pin rẻ tiền và chẳng may để pin trong điều khiển suốt nhiều ngày, pin sẽ chảy dung dịch muối làm hư hại các bộ phận. Nhẹ thì các chân tiếp xúc bị han rỉ, còn nặng hơn thì mạch điện tử bị hỏng.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau chữa một ca bệnh "pin bị chảy nước" dạng nhẹ điển hình như vậy.
Đoạn nối chân pin này đã bị đứt vì rỉ sét khiến chiếc điều khiển không hoạt động
Tình trạng:
Điều khiển bị mất nguồn do đoạn nối giữa cực âm và cực dương của hốc pin bị ăn mòn và gãy làm đôi khiến cho hai quả pin không còn đấu nối tiếp với nhau. Tuy vậy, lò xo vẫn còn giữ được hình dáng và độ đàn hồi.
Đồ nghề chữa điều khiển
Công cụ tôi sử dụng:
- Mỏ hàn thiếc;
- Thiếc hàn mỡ hàn hoặc nhựa thông;
- Kìm cắt chân linh kiện (hoặc kéo);
- Dây điện lõi nhiều sợi;
- Một con linh kiện điện tử bất kỳ còn mới (để lấy chân) hoặc một sợi dây kim loại có kích thước và độ cứng tương đương;
- Ê-tô (hoặc đồ gá kẹp) để giữ linh kiện;
- Thước có vạch chia để đo khoảng cách.
- Nhíp hoặc kẹp gắp;
Tiến hành:
Bước 1: Tháo nắp lưng của điều khiển, dùng khăn hoặc giẻ để lau sạch các vết dung dịch muối chảy ra từ quả pin thối;
Nắp lưng và hốc pin sau khi tháo ra
Bước 2: Cẩn thận tháo vỏ của điều khiển, chú ý tránh làm gãy các ngàm giữ bằng nhựa;
Dùng vật có mũi nhọn để lấy các mảnh lò xo gãy ra
Bước 3: Dùng vật có mũi nhọn (nhíp, kẹp,…) nhẹ nhàng lấy hai mảnh của đoạn nối giữa cực âm và cực dương của 2 quả pin ra.
Đây là 2 mảnh lò xo gãy
Trên hình các bạn có thể thấy chúng đều đã bị rỉ sét. Bình thường thì chúng liền với nhau để nối tiếp 2 quả pin 1,5V thành 3V, nhưng do bị dung dịch muối ăn mòn nên đã gãy làm 2 mảnh và mục tiêu của ta là phải gắn chúng lại.
Bước 4: Xác định độ dài ban đầu của đoạn nối này bằng cách dùng thước đo khe chứa trên hốc pin của điều khiển.
Đo độ dài khe chứa đoạn lò xo chân pin
Ở đây cần tương đối chính xác để đảm bảo đoạn nối pin có thể lọt vừa vào khe sau khi hàn.
Bước 5: Dùng ê tô kẹp giữ 2 mảnh lò xo sao cho độ dài đúng như kích thước đã đo ở bước 4. Nếu vì chênh lệch độ dày giữa 2 mảnh thì các bạn có thể đệm thêm giấy để giữ cho chặt.
Đo độ dài khi kẹp trên ê tô sao cho không quá sai lệch so với độ dài khe chứa
Các bạn cạo lớp vỏ rỉ sét trên các mảnh lò xo để lát nữa hàn sẽ dễ bám thiếc hơn nhé.
Bước 6: Sau khi đã cố định được 2 mảnh lò xo thì các bạn cắt 1 đoạn chân linh kiện (hoặc dây kim loại) có độ dài gần bằng độ dài ở bước 4 rồi đặt vào giữa đoạn gãy để hàn dính với 2 mảnh lò xo.
Ê tô hoặc đồ gá giữ có vai trò như cánh tay phụ để cố định linh kiện
Nghe thì đơn giản vậy thôi nhưng đây chính là khúc tốn thời gian của tôi nhất. Do tôi là "tay mơ" nên mất nhiều thời gian ở bước này mà không thành công. Như các bạn có thể thấy trong video, tôi hàn mãi mà nó không ăn thiếc. Tôi đã thử chuyển qua hàn sợi dây thẳng vào nhưng cũng không ăn thua.
Đoạn lò xo chân pin đã được hàn một nửa
Sau cùng bí quá tôi phải chơi mẹo: lấy sợi dây kim loại mảnh quấn quanh chỗ nối để giữ các mảnh lò xo với đoạn chân linh kiện, rồi sau đó hàn thiếc ra bên ngoài cho chắc chắn.
Tiếp tục kẹp nốt đầu còn lại để quấn dây và hàn thiếc
Những bạn có tay nghề hàn thiếc cao thì sẽ tốn ít thời gian hơn tôi, còn các bạn mới thì sẽ bỏ qua được chỗ khó mà đi thẳng tới chỗ dễ (quấn dây bọc thiếc) nên tôi tin là chỉ chưa đầy 10 phút thì các bạn đã xong việc rồi!
Thành phẩm sau khi đã hàn xong
Bước 7: Nhét đoạn lò xo vừa hàn vào khe trên hốc pin và lắp nắp trước, nắp sau với nhau.
Đặt lại đúng vị trí như ban đầu
Tới đây các bạn hãy bình tĩnh, đừng bóp chặt mà hãy lắp pin vào để thử xem điều khiển hoạt động được hay chưa cái đã. Khi mọi thứ đã ổn thì chúng ta mới ráp điều khiển lại.
Nhìn từ mặt bên ngoài
Chiếc điều khiển này sau khi được hàn chân pin thì đã hoạt động trở lại nhưng tôi còn phải chữa thêm bệnh chảy mực màn hình như đã chia sẻ ở bài trước.
Chưa vội lắp chặt, cần phải kiểm tra chức năng trước đã rồi mới bắt vít
Quá trình tháo điều khiển chữa bệnh "thối pin".
Chúc các bạn thành công!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming