Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã chết

    Long.J,  

    Được coi là niềm hy vọng mong manh của loài tê giác trắng, Sudan đã trút hơi thở cuối cùng tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya vào thứ 2 vừa qua.

    Con tê giác trắng đực này tên Sudan, được bảo vệ 24/7 bởi một nhóm kiểm lâm được vũ trang tại khu vực có diện tích hơn 280 ha ở khu bảo tồn Ol Pejeta, Kenya.

    Là cá thể tê giác trắng cuối cùng trên trái đất, những người kiểm lâm này bấp chấp cả mạng sống để bảo vệ Sudan khỏi bọn săn trộm. Tuy nhiên, tin buồn là nó đã trút hơi thở cuối cùng vào thứ 2 vừa qua, nó là cá thể đực cuối cùng của loài tê giác trắng trên thế giới.

    Năm nay tê giác Sudan đã được 45 năm tuổi, nó gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng. Tình trạng của Sudan trở nên trầm trọng vào Chủ nhật, nó không thể tự đứng dậy, lộ rõ sự đau đớn cùng cực.

    Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã chết - Ảnh 1.

    Khu bảo tồn Ol Pejeta đưa ra thông báo về cái chết của tê giác Sudan

    Richard Vigne, CEO của Ol Pejeta, nói: "Chúng tôi, những con người ở Ol Pejeta đều cảm thấy buồn bã vì cái chết của Sudan".

    "Sudan là đại sứ tuyệt vời đại diện cho loài của nó, Sudan đã góp phần giúp thế giới nâng cao nhận thức về những gì động vật hoang dã đang phải đối mặt, không chỉ tê giác mà còn hàng nghìn giống loài khác đang phải đối diện với sự tuyệt chủng do những hoạt động không bền vững của con người..."

    Sau cái chết của Sudan, chỉ còn 2 cá thể cái của loài tê giác trắng phía bắc là con gái Najin và cháu gái Fatu. Các nhà bảo tồn hy vọng việc thu thập dữ liệu di truyền của Sudan có thể hỗ trợ cho việc tái tạo giống trong tương lai.

    Qúa trình bảo vệ 3 cá thể tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng trên trái đất

    Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên trái đất đã chết - Ảnh 3.

    Ngoài ra, vẫn còn hy vọng vì Najin và Fatu có khả năng thụ thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

    Sudan được đặt tên theo quê hương của con tê giác này. Nó được đưa tới vườn thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc, cùng với 5 con tê giác trắng khác ở phía bắc vào năm 1975, chúng được chuyển tới khu bảo tồn này từ năm 2009.

    Các nỗ lực nhân giống đã không thành công trong nhiều năm qua, một phần do tuổi già của Sudan. Số lượng tê giác sụt giảm nghiêm trọng do săn bắt và mất môi trường sống. Từ năm 2006, dường như không phát hiện ra bất cứ cá thể tê giác trắng nào ngoài tự nhiên.

    Theo Mashable

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ