Bảng chia sẻ lương này sau đó đã được các nhân viên Google lan truyền với tốc độ chóng mặt, thậm chí sang cả các trụ sở công ty ở những quốc gia khác.
Tại Mỹ, mặc dù các công ty không được phép cấm đoán nhân viên bàn luận về lương thưởng nhưng thực tế đây cũng là một vấn đề nhạy cảm và ít khi xảy ra. Thế nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các tập đoàn thích tình trạng này diễn ra.
Thứ Sáu vừa qua, cựu nhân viên Google Erica Baker đã đăng đàn Twitter mô tả trải nghiệm của cô về vấn đề minh bạch tiền lương tại công ty Internet khổng lồ này. Mọi chuyện bắt đầu từ khi cô và một vài đồng nghiệp khởi tạo một bảng biểu (spreadsheet) – thứ cuối cùng đã hé lộ nhiều điều thâm cung bí sử về môi trường làm việc tại Google.
Baker khẳng định mọi người chỉ định dùng nó để có được mức lương thỏa đáng hơn, thế nhưng cuối cùng cũng không phải là không để lại hậu quả gì.
Bảng chia sẻ lương này sau đó đã được các nhân viên Google lan truyền với tốc độ chóng mặt, thậm chí sang cả các trụ sở công ty ở những quốc gia khác. Baker thậm chí còn phải làm những việc “thu vén” bảng biểu như chuyển đổi tiền tệ, phân loại, thêm các pivot table,…
Trên những dòng tweet, cô chia sẻ về việc phát hiện ra một số đồng nghiệp đã cố gắng đề xuất công ty tặng thưởng cho mình (peer bonus – hình thức đề bạt tặng thưởng cho đồng nghiệp qua công cụ nội bộ tại Google) để cảm ơn nỗ lực thực hiện bảng biểu này, thế nhưng quản lý của Baker đã ấn hủy bỏ tất cả những đề nghị này mà không cho ai biết.
Hiện tại, nữ kỹ sư này đã chuyển sang làm việc cho Slack – startup đứng sau ứng dụng làm việc nhóm đang rất được ưa chuộng tại Thung lũng Silicon – và chuyển bảng biểu kia cho người khác quản lý. Baker cho biết trước khi cô rời công ty, tốc độ lan truyền khủng khiếp của bảng lương này đã thu hút khoảng 5% nhân viên Google tham gia điền thông tin lương thưởng của họ vào đây.
Trong cuốn sách mới ra mắt của mình, lãnh đạo nhân sự của Google Laszlo Bock có viết rõ ràng là Google trả lương “không hề công bằng”. Nói cách khác, những người làm cùng một vị trí có thể được trả mức lương khác nhau, tùy theo mức độ đóng góp của họ.
Sự bất bình đẳng trong thu nhập còn bắt nguồn từ kết quả công việc của các nhân viên. Nhìn chung, hệ thống trả lương của công ty được xây dựng với mục tiêu loại bỏ hết “các thiên lệch và bất bình đẳng” – chẳng hạn như xu hướng các nhân viên nam thường quyết liệt trong chuyện thỏa thuận lương thưởng hơn nữ giới nên họ cũng thường được đãi ngộ cao hơn. Tuy vậy, mức lương khởi điểm tại công ty lại khá bình đẳng giữa nam và nữ.
Bên trong một trụ sở làm việc của Google
Câu chuyện này cũng cho thấy Google đã rất nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giới tính trong lương thưởng. Nó cũng dấy lên thực tế vấn đề bàn tán lương thưởng trong nội bộ các công ty.
Một đại diện từ Google cho biết: “Quy định của chúng tôi không cho phép bình luận về bất cứ cá nhân hay cựu nhân viên nào, thế nhưng tôi khẳng định công ty vẫn thường xuyên thực hiện phân tích đánh giá chế độ đãi ngộ, thăng tiến và hiệu quả làm việc của nhân viên để đảm bảo rằng họ được trả lương bình đẳng hết sức có thể. Các nhân viên được quyền thoải mái bàn luận về lương thưởng với đồng nghiệp.”
Chuyện bàn luận lương thưởng có thể khá nhạy cảm nhưng vô hình chung, nó cũng giúp tăng cường sự minh bạch trong đãi ngộ cũng như thu hẹp khoảng cách giới tính, chủng tộc giữa các nhân viên.
Minh bạch trong đãi ngộ cũng đã được các công ty công nghệ như Buffer và SumAll thực hiện khá đầy đủ. Thực tế, các công ty không nên cấm đoán hay thể hiện sự khó chịu khi nhân viên bàn tán về lương thưởng. Một số công ty thậm chí còn tự nguyện tiết lộ khoảng cách đãi ngộ giữa các nhân viên nam và nữ của mình. Đây chính là bước đầu tiên để thực hiện một cuộc cải tổ về hệ thống đãi ngộ, thăng tiến.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android