Tai nạn hi hữu: Quả ngư lôi vừa bắn ra đã quay ngoắt lại, trúng vào chính chiếc tàu ngầm vừa khai hỏa
Trong suốt Thế chiến thứ hai, tàu ngầm của hải quân Mỹ thường bị ảnh hưởng bởi một loạt các vấn đề như ngư lôi kích nổ sớm hay đo độ sâu không chính xác. Nổi tiếng nhất là lỗi ngư lôi tự quay trở lại tàu ngầm vừa khai hỏa.
Ngư lôi ngày nay chỉ chạy thẳng giống như đạn bắn ra từ súng. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, trước khi Chiến tranh Thế giới Thứ nhất nổ ra, ngư lôi đã có khả năng điều chỉnh được hướng đi về phía mục tiêu ngay cả khi bắn theo hướng khác. Góc điều chỉnh này còn được gọi là góc con quay của ngư lôi và sẽ được thiết lập trong lúc ngư lôi còn trong ống phóng.
Sau khi ngư lôi được bắn đi, nó sẽ di chuyển trên một lộ trình thẳng trong một khoảng cách ngắn. Sau đó cơ cấu lái con quay của ngư lôi sẽ khởi động và ngư lôi sẽ bắt đầu quay. Khi đạt được lực mong muốn, ngư lôi sẽ thẳng hướng về phía mục tiêu.
Nhưng vấn đề với ngư lôi trong thế chiến thứ hai là chúng sẽ không bao giờ ngừng quay và có thể quay trở lại đuôi tàu ngầm đã phóng nó đi. Có ít nhất 30 trường hợp được ghi nhận về tình trạng ngư lôi chạy vòng tròn sau khi được bắn khỏi tàu ngầm Mỹ trong thế chiến. Hai trong số vụ đã dẫn đến những thiệt hại về người vô cùng nghiêm trọng.
Tàu USS Tullibee bị đánh chìm vào ngày 29/7/1944 và chỉ còn một người sống sót là chiếc tàu ngầm đầu tiên của hải quân Mỹ bị đánh chìm do chính ngư lôi của nó trong thế chiến thứ Hai.
Tàu ngầm thứ hai bị đánh chìm là USS Tang. Trong suốt giai đoạn phục vụ quân đội khoảng hai tháng ngắn ngủi, USS Tang đã đánh chìm 33 tàu với tổng trọng tải hơn 1 trăm ngàn tấn. Tuy nhiên con tàu đã kết thúc sứ mệnh của mình sau khi tuần tra qua eo biển Formosa hay eo biển Đài Loan ở Biển Đông.
Vào đêm 23/10/1944, tàu ngầm Tang gặp một đoàn tàu của địch gồm ba tàu chở dầu, một tàu vận tải, một tàu chở hàng và một số tàu hộ tống. Tang đã cố gắng đột nhập vào giữa đội hình và bắt đầu bắn ngư lôi. Mục tiêu đầu tiên là tàu vận tải và sau đó là tàu chở dầu. Tất cả mục tiêu sau đó đều bị đánh hạ thành công. Tuy nhiên đó là mục tiêu của Tang đứng ở một chỗ.
Đêm hôm 24/10, Tang bắt gặp một đoàn tàu chở dầu lớn khác của Nhật Bản và hàng loạt phi cơ trên boong tàu. Chỉ huy tàu Tang đã quyết định phóng một loạt ngư lôi vào đoàn tàu phía trước, sau đó tăng tốc để chạy thoát khỏi một tàu khu trục và hai tàu hộ tống ở phía sau. bằng cách nào đó, tàu khu trục đã nổ tung, có thể do ngư lôi của Tang hoặc từ đạn pháo của hai tàu hộ tống. Và lúc đó vẫn còn một mục tiêu cuối cùng di chuyển.
Chỉ huy tàu Tang lúc đó là Richard O'Kane đã ra lệnh quay tàu lại và kết liễu con tàu cuối cùng. Tang sau đó phóng nốt hai ngư lôi cuối cùng hướng về con tàu.
Ở khoảng cách hơn 800m, hai quả ngư lôi được phóng thẳng về phía tàu địch. Quả ngư lôi đầu tiên chạy thẳng hướng về phía mục tiêu nhưng quả ngư lôi cuối cùng lại bất ngờ gặp trục trặc. Nó thay đổi quỹ đạo, di chuyển lệch trái và vòng quanh thân tàu ngầm trước khi làm nổ tung phần đuôi tàu.
Một trong những người sống sót sau vụ va chạm là Clayton Oliver Decker chia sẻ, ngư lôi sau khi phóng khỏi tàu lao đi được khoảng gần 300m, sau đó nhảy chồm lên trên mặt nước. Khi nó rơi trở lại mặt nước, nó bất ngờ đổi hướng và hướng về phía đuôi tàu. Kết quả là đuôi tàu bị ngư lôi đâm trúng và con tàu chìm dần.
Vụ nổ dữ dội đến mức những người trong tàu bị ném văng vào vách ngăn bằng thép bên trong tàu. Trong khi đó một số người còn bị nhào người xuống. Nhiều người bị gãy lưng và cổ.
Khi tàu ngầm chạm đáy ở độ sâu hơn 50m, nhiều binh lính chen chúc vào khoang chứa ngư lôi với dự định sử dụng khoang thoát hiểm để chạy thoát. Để ngăn chặn bí mật quân sự rơi vào tay kẻ thù, họ cũng phá hủy toàn bộ tài liệu.
Chỉ có 13 người tìm cách trốn thoát khỏi phòng ngư lôi. Vào thời điểm khi Decker thoát ra khỏi tàu, sức nóng từ ngọn lửa phát ra dữ dội đến mức sơn trên vách ngăn bị cháy xém, tan chảy và chảy xuống. Trong số 13 người thoát khỏi tàu, chỉ có 8 người kịp ngoi lên bề mặt nước. Trong số này chỉ có 5 người được giải cứu. Tổng cộng 78 người khác đã thiệt mạng.
Trong số 24 quả ngư lôi mà tàu Tang bắn trong lần tuần tra cuối cùng, có 20 quả ngư lôi đã bắn trúng đích, đánh chìm 13 con tàu. Một quả ngư lôi bị trượt và quả cuối cùng đã trực tiếp phá hủy con tàu.
Trong lịch sử còn ghi nhận trường hợp con tàu tuần dương HMS Trinidad của Anh, tàu ngầm USS Tullibee của Hải quân Mỹ và tàu ngầm U-869 của Đức bị chìm do chính ngư lôi của nó.
Tham khảo Amusingplanet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"