"Tai nạn Hindenburg" - Đâu là nguyên nhân khiến 35 hành khách thiệt mạng?

    Tân Phan,  

    Điều gì khiến cho biểu tượng sức mạnh của nước Đức bị phá huỷ trong vòng 30 giây?

    Khinh khi cầu LZ 129 Hindenburg được sản xuất trong vòng 5 năm từ 1931 đến 1936 tại nước Đức, được cho là chiếc tàu bay chở khách lớn nhất vào thời điểm đó. Trên boong khi khí cầu được trang bị đầy đủ tiện nghi cao cấp như quầy bar, phòng hút thuốc, toa lét. Nội thất trên khoang được tinh giản trong lượng một cách tối đa để khinh khí cầu có thể cất cánh. Một điểm thú vị là có một chiếc piano cỡ nhỏ được đặt trên sảnh của khinh khí cầu để tăng tính sang trọng.

    Khi khí cầu Hindenburg đang bay qua thành phố Manhattan ở Hoa Kỳ.
    Khi khí cầu Hindenburg đang bay qua thành phố Manhattan ở Hoa Kỳ.

    Chuyến bay đầu tiên của chiếc tàu bay dài 250 mét này diễn ra ở thánh phố Friedrichshafen của nước Đức vào tháng 3 năm 1936. Nó có vận tốc tối đa là 135km/h và vận tốc trung bình là 125km/h. Khinh khí cầu Hindenburg đã thực hiện tổng cộng 10 chuyến hành trình từ nước Đức sang nước Mỹ và tiếp nhận tổng cộng 1002 lượt hành khách trong các chuyến hành trình của nó.

    Hình ảnh khinh khí cầu phát nổ.
    Hình ảnh khinh khí cầu phát nổ.

    Vào tháng 6 năm 1937, người dân trong vùng đã đến tiểu bang New Jersey ở Hoa Kỳ để chào đón khinh khí cầu Hindenburg hạ cánh. Nhưng không may, nó đã bắt lửa và phát nổ trên không trung trước sự chứng kiến của hàng ngàn người. Thảm hoạ này được mô tả là hết sức hỗn loạn với tiếng la hét và những tiếng nổ đinh tai ở hiện trường. Lúc đầu chỉ là ngọn lửa nhỏ xuất hiện ở trên bong tàu nhưng chỉ sau 30 giây nó đã trở thành vụ nổ hình nấm trên không trung. Sự việc khiến 35 trên tổng số 97 người trên boong thiệt mạng, một người công nhân ở dưới mặt đất cũng đã tử vong do va chạm.

    Vụ nổ hình nấm trên không trung.
    Vụ nổ hình nấm trên không trung.

    Vì sao sự việc thương tâm này lại xảy ra? Khinh khí cầu Hindenburg được thiết kế để vận hành với khí Hê-li nhưng Đức đã không nhập khẩu được khí này vì chính sách xuất khẩu ngặt ngèo khí Hê-li của nước Mỹ, cho nên Hindenburg đã được bơm khí Hiđrô. Khí Hiđrô là khí cực kì dễ cháy và bắt lửa. Sau một loạt các điều tra thì các nhà chức trách đã tìm ra nguyên nhân của vụ nổ là do rò rỉ điện dẫn đến bắt lửa, lửa đã lan đến khoang chứa khí của khinh khí cầu.

    Quá trình cháy rụi của vụ nổ.
    Quá trình cháy rụi của vụ nổ.

    Một vấn đề về an toàn khác cùng được đặt ra là trên khinh khí cầu có buồng hút thuốc riêng mặc dù khí hiđrô cực kì dễ bắt lửa. Hành khách không được phép mang thuốc lá và quẹt diêm lên khinh khí cầu nhưng họ có thể mua những thứ đó trên boong. Dù vậy, hành khách không được phép rời buồng hút thuốc với điếu thuốc trong tay. Sự việc này cũng được lưu ý tới trong lúc điều tra nguyên nhận vụ nổ.

    Xác khinh khí cầu sau vụ nổ.
    Xác khinh khí cầu sau vụ nổ.

    Một giả thuyết khác cho rằng tai nạn này là do sự phá hoại của những người theo phòng trào chống phát xít Đức. Khinh khí cầu Hindenburg từng là biểu tượng cho sức mạnh của nước Đức và nó còn là công cụ để rải đơn tuyên truyền người dân tham gia vào quân đội phát xít Đức vào thời điểm trước Chiến tranh Thế giới thứ 2.

     Khu tưởng niệm khinh khí cầu Hindenburg ngày nay.

    Khu tưởng niệm khinh khí cầu Hindenburg ngày nay.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ