Tại sao bạn không nên chơi game trên điện thoại mỗi khi cảm thấy nhàm chán

    Kushman,  

    Kích thích mà bạn nhận được từ game trên điện thoại sẽ làm tăng thôi thúc tiếp tục chơi, tạo ra một vòng lặp dẫn đến thói quen gây lãng phí thời gian.

    Chúng ta hẳn ai cũng đều đã từng phớt lờ đi những việc cần làm để đắm mình trong game Minecraft hay Candy Crush hay thậm chí là Minesweeper ngày xưa (dò mìn). Chơi game có thể đem lại nhiều ích lợi cho não bộ, vậy khi nào thì chơi game mới thực sự có hại?

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Waterloo có câu trả lời cho bạn. Họ đã nghiên cứu 60 người chơi game trên smart phone và kết luận chơi game có hại nhất là khi bạn chơi để trốn tránh cảm giác chán nản.

    Tại sao bạn không nên chơi game trên điện thoại mỗi khi cảm thấy nhàm chán - Ảnh 1.

    Trong nghiên cứu, những người chơi game mà ban đầu sử dụng trò chơi điện tử để giảm cảm giác “chán chường” căng thẳng ngày qua ngày dễ bị nghiện game hơn, họ dễ trải nghiệm trạng thái tập trung cao độ trong game và bị kích thích cảm xúc nhiều hơn. Không bất ngờ gì khi chính những người chơi này dành nhiều thời gian chơi game thường xuyên và lâu hơn.

    Giáo sư thần kinh học nhận thức Michael Dixon tại Đại học Waterloo cho biết: “Chính hành vi này tạo ra một vòng lặp liên tục sử dụng trò chơi điện tử để tăng cường cảm xúc bất kỳ khi nào thấy cảm xúc đi xuống. Đây là một sự thích nghi có hại bởi mặc dù nó khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nó cũng làm bạn thèm chơi hơn. Chơi game quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện và điều đó có nghĩa là bạn sẽ có ít thời gian cho những việc có ích hơn. Điều này làm gia tăng rủi ro trầm cảm hơn.”

    Kết luận: đừng chơi game để cải thiện tâm trạng mà thay vào đó hãy chú trọng hơn vào các hoạt động tương tác và kích thích đến từ thế giới thực.

    Nghiên cứu này được đăng trong tạp chí Computers in Human Behavior.

    Theo Fast Company


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ