Tại sao bạn thường cảm thấy bực mình, khó chịu khi nghe tiếng nhai "chóp chép" của người khác?
Đây là đặc điểm có ở tât cả mọi người hay chỉ riêng một bộ phận nhỏ?
Không một ai thích nghe thấy tiếng nhai rào rạo chóp chép của người khác khi ăn, thậm chí nhiều khi còn cảm thấy đó là một tác nhân gây bực tức khó hiểu. Đó là một hội chứng hiếm có tên gọi "misophonia", xảy ra khiến cho những người ảnh hưởng có tính nhạy cảm cao đối với những âm thanh quen thuộc thường ngày, đồng thời khoa học cũng chứng minh rằng não bộ của họ có các mối liên kết khác biệt so với người khác.
Trong một tài liệu nghiên cứu công bố gần đây trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm quét dữ liệu não bộ của 20 người mắc misophonia và 22 người bình thường. Tất cả bọn họ đều được cho nghe những âm thanh khó chịu như tiếng hét, tiếng mưa rơi, và một số thể loại "kích động" nhất định như tiếng nhai thức ăn hoặc tiếng thở. Không một ai tỏ ra thích thú cả, nhưng khi nhóm những người có misophonia nghe các âm thanh "kích động" trên, họ bắt đầu toát mồ hôi và tim đập nhanh hơn bình thường.
Khi nhìn vào dữ liệu ghi được từ não bộ, các nhà nghiên cứu đã thấy được mối liên kết giữa các khu vực trong não bộ ở nhóm phản ứng mạnh này có sự khác biệt so với người khác. Vùng thùy não trước là nơi gây ra các phản xạ đối với những vật gây sự chú ý nhất định đến tinh thần mỗi người. Đối với ai mắc phải misophonia, vùng não đó sẽ hoạt động mạnh hơn khi họ nghe phải các âm thanh "kích động", đồng thời cũng có nhiều sự kết nối đến các khu vực còn lại, góp phần đẩy cao cường độ phản ứng hơn.
Misophonia là một hội chứng rất hiếm, nhưng ít nhất thì các công cuộc nghiên cứu về cơ chế hoạt động não bộ liên quan sẽ phần nào giúp ích trong việc điều trị tốt hơn cho mọi người.
Tham khảo: TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI