Tại sao các công ty công nghệ toàn cầu, trong đó có Samsung tin rằng camera là tương lai smartphone?
Gã khổng lồ công nghệ Samsung đã quyết định đặt cược mọi đổi mới quan trọng trên model Galaxy S9/S9+ xoay quanh camera. Và điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà rất nhiều các hãng công nghệ toàn cầu khác cũng đang đi theo xu hướng này.
Các công ty công nghệ và truyền thông (ICT) toàn cầu đang ngày càng đặt niềm tin mạnh mẽ hơn vào video và camera.
Thực tế, chiến lược này không quá bất ngờ khi mà thế giới ngày nay đã sản sinh ra một “thế hệ người tiêu dùng” mới. Đó là những người trẻ ăn ngủ và quen với video thay vì văn bản hay hình ảnh trên smartphone từ thuở thơ ấu.
Nói cách khác, chính đối tượng người dùng trẻ đang tạo nên một xu thế buộc các ông lớn công nghệ phải đi theo đó là nội dung video. Bên cạnh video, camera giờ đây cũng trở thành một yếu tố quan trọng, đóng vai trò then chốt trong quyết định mua smartphone của mỗi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
Camera và video đang trở thành những “từ khóa nóng” trong giới trẻ
Vào hôm 25/2 vừa qua, Samsung đã trình làng bộ đôi Galaxy S9/S9 với một thông điệp hết sức rõ ràng “The camera. Reimaged”, tạm hiểu là tái thiết kế và định nghĩa lại camera.
Điều này cho thấy, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã nắm bắt xu hướng rất nhanh và đang tập trung ngày càng nhiều hơn cho camera.
Việc lần đầu tiên trang bị tới hai khẩu độ khác nhau là f/1.5 và f/2.4 trên cùng một camera giúp Galaxy S9/S9 có thể làm chủ được mọi tình huống chụp trong thực tế, từ thiếu sáng tới thừa sáng.
Đó là chưa kể, máy còn tích hợp thêm DRAM trên cảm biến hình ảnh, hỗ trợ chế độ quay super slow-motion với tốc độ khung hình lên tới 960fps, điều trước nay hiếm có smartphone nào ngoài Xperia Premium và XZ1 có thể làm được.
Đặc biệt, Samsung cũng ứng dụng thêm công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR) trên camera với tính năng mới có tên AR Emoji, cho phép người dùng có thể chơi đùa với camera trong lúc rảnh rỗi.
Tính năng này không phải là những biểu tưởng cảm xúc 3D thông thường, đó là những bức hình động hoặc video về một nhân vật ảo, phản chiếu sắc thái, biểu cảm khuôn mặt của chính người dùng thông qua máy quét 3D.
Trước đó, Apple cũng là hãng tiên phong ra mắt một tính năng tương đồng trên iPhone X với tên gọi Animoji.
Sở dĩ Samsung, Apple và nhiều hãng công nghệ khác ngày càng “đặt cược” lớn vào camera, bởi lẽ video đang nổi lên như một công cụ phát triển tiềm năng mới của các công ty ICT toàn cầu. Sự tăng trưởng đột biến trong nhu cầu giao tiếp của nhóm người dùng trẻ, từ 10-20 tuổi qua video phần nào khiến camera smartphone nổi lên như một phương thức chia sẻ, thậm chí quyết định ưu thế cạnh tranh của mỗi chiếc smartphone.
Tại Hàn Quốc, nền tảng video YouTube đang ngày càng bành trướng. Thanh thiếu niên nước này ngày càng tìm kiếm các nội dung trên YouTube thay vì theo dõi thông tin qua Naver và Daum. Thực tế theo hãng phân tích thị trường WiseApp chỉ ra, nhóm tuổi thanh thiếu niên Hàn Quốc đang bắt đầu nghiện YouTube.
Một số hãng như Naver, công ty phát triển ứng dụng camera Snow gây được tiếng vang lớn tại Châu Á và các nước phương Tây cũng rất thành công khi đi theo xu hướng camera. Mới đây, Snow cũng đã nhận được khoản đầu tư trị giá 50 triệu USD từ Softbank và Sequoia China. Snow hiện là ứng dụng camera phổ biến trên nhiều nền tảng với hơn 200 triệu lượt tải xuống trên thế giới với nhiều hiệu ứng hình ảnh AR thú vị.
Hay như KakaoTalk, một ứng dụng chat nổi tiếng của Hàn Quốc cũng đã bắt đầu tung ra dịch vụ theo yêu cầu, nhắm tới nhóm người dùng muốn xem các video trong Kakao Page.
Mạng xã hội toàn cầu Facebook cũng không ngoại lệ. Kể từ khi tung ra Facebook Live và nhiều thuật toán ưu tiên nội dung video, mạng xã hội ngày càng ghi nhận lượng truy cập xem video nhiều hơn, thậm chí mạng xã hội này cũng tham vọng vượt mặt YouTube về lượng người xem video mỗi ngày trong tương lai không xa.
Ưu tiên phát triển camera và nội dung video là xu hướng không thể bỏ qua của thời đại số
Để chiếm lĩnh nhóm khách hàng đông đảo nhất là giới trẻ, các công ty ICT buộc phải thay đổi theo hướng ưu tiên cho camera và video nhiều hơn
Kể từ khi camera và video trở thành xu hướng mới của thị trường công nghệ, các công ty game cũng tích cực thay đổi phương pháp tiếp thị. Trước đây, họ thường tập trung quảng bá game qua TV nhưng ngày càng có nhiều nhà xuất bản game nhận ra rằng, quảng bá game thông qua video hoặc webcast (truyền hình trực tiếp qua Internet) mới là phương thức tiếp thị hiệu quả nhất.
Giáo sư Choi Jae-bong đến từ trường ĐH. Sungkyungwan, Hàn Quốc khẳng định: “Phono Sapiens, một thuật ngữ ám chỉ kiểu người mới sử dụng smartphone từ khi còn bé, sẽ tự nguyện chia sẻ video và giao tiếp theo một cách hoàn toàn khác so với tư duy thông thường”
Jae-bong đồng thời khẳng định, chiến lược kinh doanh áp dụng với thế hệ trẻ ngày nay đã thay đổi, không còn là TV nữa mà là thông qua YouTube và e-sport (thể thao điện tử).
Tham khảo Business Korea
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI