Hàng năm, Apple, Google và Samsung đều lần lượt ra mắt những chiếc flagship của riêng họ, và camera vẫn luôn là một trong những tính năng được nhiều người quan tâm nhất. Cách đây không lâu, chúng ta đã được nghe đâu đó rằng "cái chết của máy ảnh DSLR đang cận kề". Nhưng liệu những chiếc smartphone này có thật sự bì kịp so với những máy ảnh DSLR? Điều gì giúp DSLR có một chất lượng vượt trội hơn?
- Đây là chiếc smartphone dị nhất thế giới, gồm 3 chiếc smartphone bé kết hợp lại với nhau
- Apple và file ảnh định dạng HEIF có thể cách mạng hóa nhiếp ảnh smartphone như thế nào
- Công nghệ làm lạnh mới này sẽ sớm thay thế các loại máy điều hòa nhiệt độ, giảm được cả nhiệt độ smartphone bạn đang dùng
Chỉ với một phép so sánh đơn giản về kết quả hình ảnh thôi cũng đủ để thấy rằng những chiếc smartphone thời nay vẫn chưa đủ tốt. Và sẽ rất dễ hiểu nếu bạn nhận ra thông số nào mới là yếu tố quyết định nên chất lượng của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.
Kích cỡ cảm biến thật sự rất quan trọng
Sự khác biệt lớn nhất giữa máy ảnh DSLR và smartphone đó là kích cỡ cảm biến. Và chỉ một yếu tố đó thôi cũng đủ để tạo nên một khoảng cách rõ rệt rồi. Với một kích cỡ cảm biến quá sức khiêm tốn như vậy, sẽ thật lố bịch nếu bảo rằng chất lượng của smartphone lại có thể sánh ngang được với DSLR.
Cảm biến là nền tảng hoạt động của máy ảnh. Công việc của nó là tiếp nhận mọi ánh sánh đi qua ống kính. Kích cỡ cảm biến càng lớn, ánh sáng thu vào sẽ càng nhiều. Mà ánh sáng cảm biến thu được càng nhiều, thì ảnh sẽ càng chi tiết và trung thực.
Về cơ bản, cảm biến của một chiếc máy ảnh DSLR sẽ trông như bên dưới
Full Frame: 36 x 24 mm
APS-C: 23.6 x 15.6 mm
1.5 inch: 18.7 x 14 mm
4/3 inch: 17.3 x 13 mm
1 inch : khá phổ thông trong những dòng máy ảnh PnS (Point and shoot) cao cấp
Đoán xem kích cỡ cảm biến của camera smartphone là bao nhiêu nào? Google Pixel 2, được cho là camera smartphone tốt nhất hiện nay, có cảm biến chỉ tầm 1/2.6 inch.
Như vậy cảm biến của máy ảnh DSLR sẽ lớn hơn cảm biến cảm biến của smartphone tầm 4-6 lần.
Ngừng đếm "Megapixel" đi
Cảm biến vẫn là cái quan trọng nhất, nên dù có một độ phân giải cực cao đi nữa thì cũng nên ngừng ảo tưởng về số "chấm" của thiết bị đi. Nokia 808 Pureview vốn nổi tiếng với camera có độ phân giải 41 megapixel, nhưng kích cỡ cảm biến của nó thì cũng chỉ vỏn vẹn là 1/1.2 inch
Đó cũng là lý do tại sao khi so sánh chất lượng hình ảnh với Canon EOS 1300D và Nikon D3400, Nokia 808 Pureview lại trở nên lu mờ trước 2 đối thủ có kích cỡ cảm biến là APS-C trong khi độ phân giải của 2 máy chỉ tầm 24 megapixel. Vậy làm sao để có được một chất lượng hình ảnh vừa tốt vừa kiêm luôn cả một độ phân giải cao?
Bạn không nên quá cả tin vào số "chấm". Nhiều nhà sản xuất vốn khoe khoang về thông số này cũng vì đó là thông số dễ hình dung nhất. Và sự thật là không ít các nhà sản xuất đã cố gắng nhồi nhét một độ phân giải cực cao vào cảm biến thay vì chăm chút cho chất lượng hình ảnh.
Thực ra, càng ít pixel trên một cảm biến thì kích cỡ của pixel đó sẽ càng lớn, từ đó mỗi pixel sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bức ảnh sẽ bớt nhiễu hơn.
Người hùng thầm lặng: Chip xử lý hình ảnh
Nhiệm vụ của cảm biến là tiếp nhận ánh sáng và biến những thông tin màu sắc đó thành những tín hiệu điện tử. Nhưng để ra được bức hình thì lại là một thứ gì đó giống như thành quả của công cuộc sắp xếp những tín hiệu màu khác nhau. Chip xử lý hình ảnh chính là người hùng đảm nhiệm xử lý những tín hiệu màu sắc này và tạo nên một hình ảnh hoàn chỉnh sau cùng.
Chip xử lý hình ảnh giống như "bộ não" của camera vậy. Nó phải xử lý thông tin nhận được từ cảm biến ánh sáng, đảm nhiệm màu sắc nhận được từ cảm biến, kiểm tra thời gian cảm biến hình ảnh nhận ánh sáng và ghép tất cả thông tin đó lại một cách có tổ chức. Sự tương xứng giữa bức hình bạn có so với những gì bạn thấy thì một phần công lao không nhỏ thuộc về chip xử lý này đấy.
Đây quả là một công việc khó nhằn đối với mọi chip xử lý hình ảnh. Và đó cũng là lý do tại sao đôi lúc bạn thấy nhiễu trong ảnh. Nhiễu là một hiện tượng xuất hiện do đặt sai những pixel màu trong quá trình sắp xếp những pixel đó lại với nhau. Chip xử lý hình ảnh còn có những nhiệm vụ quan trọng hơn thế nhưng trước hết đó là những nhiệm vụ cơ bản mà chip xử lý hình ảnh phải đảm nhiệm.
Hãy nghĩ như thế này, một chiếc DSLR sở hữu một con chip xử lý hình ảnh chỉ để hiểu về nhiếp ảnh mà thôi. Nó sẽ hoạt động cả đời chỉ với một mục đích cao cả duy nhất là ghép mọi thông tin lại với nhau để đưa ra những bức hình chính xác nhất có thể.
Trong khi đó, smartphone cũng có những con chip xử lý hình ảnh, nhưng những con chip này lại hoạt động cùng với rất nhiều phần mạch điện khác. Và sự hiệu quả của nó cũng bị giới hạn trong một thân hình khiêm tốn của điện thoại. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nói rằng những con chip xử lý hình ảnh trên DSLR hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với smartphone.
Khẩu độ, tốc độ màn trập, ống kính và hơn nữa
Bên cạnh kích cỡ cảm biến và chip xử lý hình ảnh, smartphone còn chưa bì kịp với DSLR ở nhiều mặt khác nhau. Điển hình một ví dụ là ống kính vốn vẫn còn thô sơ so với DSLR. Tất nhiên trên DSLR, bạn có thể thay ống kính và linh hoạt hơn về tiêu cự. Còn về phía smartphone, bạn chỉ có độc nhất một góc rộng.
Tốc độ màn trập và khẩu độ thì ngày càng được nâng cấp trên smartphone. Những chiếc iPhone và Pixel mới nay đã sở hữu khẩu độ f/1.8, một độ mở ống kính mà nay đã có thể sánh ngang với nhiều ống kính của máy ảnh DSLR và không gương lật.
Về ống kính, vài năm qua, smartphone đã có những bước tiến vượt bậc khá đáng kể. Không nhiều yếu tố có thể ngăn cản được sự phát triển của công nghệ camera trên điện thoại nữa. Tất cả chì còn phụ thuộc vào thời gian.
Liệu điện thoại có thể thay thế được DSLR?
Ngày nay, những người quan tâm đến nhiếp ảnh và khách du lịch thường mua máy ảnh không gương lật nhiều hơn là máy ảnh DSLR. Nhưng chủ đề này thì vẫn sẽ còn được bàn tán mãi tùy theo nhu cầu của mỗi người.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"