Tại sao Huawei vẫn luôn xếp sau Apple?

    PV,  

    Cuộc đua song mã giữa Apple và Samsung trở thành cuộc chiến Apple với Huawei. Nhà sản xuất đến từ Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế của mình, nhưng mọi thứ vẫn là chưa đủ.

    Huawei, từng được biết đến nhiều nhờ kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị viễn thông, đang tích cực đẩy mạnh đầu tư vào mảng điện thoại thông minh và dần trở thành thế lực có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường di động.

     Từ một nhà sản xuất nội địa Trung Quốc, Huawei đã vươn mình ở phạm vi quốc tế.

    Từ một nhà sản xuất nội địa Trung Quốc, Huawei đã vươn mình ở phạm vi quốc tế.

    Richard Yu, CEO của hãng không ngần ngại bày tỏ tham vọng trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới. Hãng cũng lạc quan về triển vọng thành công ở phân khúc mặt hàng cao cấp, nơi Apple vẫn chiếm ưu thế vượt trội.

    Sau khi Huawei công bố báo bản cáo tài chính thường niên, thế giới có cái nhìn rõ nét hơn về những gì công ty đã và đang tác động vào thị trường điện thoại thông minh.

    Tăng trưởng mạnh nhưng giá bán sản phẩm thấp hơn Apple

    Năm 2015, nhóm Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, phần lớn do bán smartphone và các thiết bị thông minh khác, đã đạt doanh thu xấp xỉ 20 tỷ USD, tăng 73% so với năm trước, với “hơn 100 triệu điện thoại thông minh” bán ra.

    Nếu chỉ đơn thuần lấy 20 tỷ USD chia cho 100, chúng ta cũng ước lượng được mỗi điện thoại của hãng có giá trung bình khoảng 200 USD. Dù trên thực tế Huawei còn bán các sản phẩm khác để thu về 20 tỷ USD ở mảng tiêu dùng, nên giá bán trung bình mỗi chiếc smartphone có thể cao hơn một chút, tuy nhiên mức độ chênh lệch sẽ không đáng kể.

    Ngược lại, iPhone của Apple có giá trung bình vào khoảng trên 600 USD, cao hơn nhiều so với đối thủ.

     Tim Cook chắc hẳn đã nhận ra mối nguy hiểm từ Huawei.

    Tim Cook chắc hẳn đã nhận ra mối nguy hiểm từ Huawei.

    Lợi nhuận thấp

    Mặc dù tổng lợi nhuận của Huawei trên thực tế là khá tốt, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 11,6% doanh thu trong năm 2015. Ngược lại, Apple thu về 71,23 tỉ USD và lợi nhuận đạt 30,5% con số này (biên lợi nhuận - chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty).

    Với nguồn tiền lớn, Táo khuyết đủ sức đầu tư tối ưu hệ thống giúp biên lợi nhuận cao hơn hẳn. Hãng chi 8 tỷ USD cho bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), một con số lớn trong điều kiện thông thường, nhưng lại quá nhỏ nếu so với doanh thu khổng lồ hàng năm.

    Giới phân tích đều khẳng định, lợi nhuận hoạt động trong năm 2016 của Apple sẽ giảm do doanh thu dự kiến thấp (tác động chung của thị trường) trong khi chi tiêu cho mảng nghiên cứu và phát triển vẫn tăng.

    Dù nắm giữ nhiều lợi thế, Apple vẫn phải cẩn trọng

    Thời gian vừa qua, Huawei chứng kiến bước tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở thành mối đe dọa thực sự đối với Apple. Hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc vừa giới thiệu bộ đôi sản phẩm P9 và P9 Plus hôm 6/4 mang nhiều tính năng cao cấp hơn iPhone 6S.

     CEO Richard Yu tự tin trước đà tăng trưởng của Huawei.

    CEO Richard Yu tự tin trước đà tăng trưởng của Huawei.

    Thiết bị mỏng và máy ảnh tốt hơn, bên cạnh màn hình vượt trội. Đây đều là những tính năng quan trọng mang đến trải nghiệm khác biệt trên điện thoại thông minh. Chắc chắn, Apple không thể ngồi yên trước tình cảnh như thế.

    Dự kiến, bộ đôi iPhone 7 và 7 Plus sẽ ra mắt vào mùa thu tới đây. Đó là dịp để Táo khuyết giành lại vị trí lãnh đạo “độc tôn” của mình trên thị trường cao cấp. Đó sẽ là một trận chiến thực sự để duy trì vị thế và tăng thị phần.

    Trần Tiến/Theo Zing.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ