Có nhiều giả thuyết cho rằng trong quá khứ, đã có những nền văn minh phát triển với trình độ công nghệ rất cao, thậm chí còn vượt qua cả trình độ của con người hiện đại.
- Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy 1 lỗ đen siêu lớn đang cố gắng "chạy trốn" khỏi thiên hà của mình
- Nơi nào có nhiều vàng nhất trong Hệ Mặt Trời?
- Tại sao chó ngao Tây Tạng không sợ gió to, tuyết rơi và sống thoải mái ở âm 40 độ C?
- Thằn lằn cổ đại đã phát triển khả năng bay như thế nào?
- Tại sao Nhật Bản rất giàu truyền thuyết đô thị?
Trên đời không thiếu những điều bí ẩn, có những điều có thể giải thích được, nhưng cũng có những điều không thể giải thích được. Giống như những báo cáo về UFO xuất hiện trong những năm gần đây, ngoại trừ một số hiện tượng tự nhiên và vật thể nhân tạo, những vật thể không thể giải thích đó đã trở thành chủ đề để mọi người bàn tán. Đặc biệt là sau khi một vài đoạn về UFO được công bố, mọi người càng tò mò hơn về những điều chưa biết hoặc còn nghi ngờ. Tương tự, ở Kaluga (một thành phố ở phía tây nước Nga, nằm trên sông Oka cách Moskva 188 km về phía tây nam) cũng có nhiều câu chuyện kỳ bí.
Kaluga là thiên đường của nhiều người yêu thích thiên thạch, bởi vì nơi này thường là nơi thiên thạch rơi xuống, và một số người tìm thấy thiên thạch chất lượng cao ở đây.
Năm 1990, một sự kiện lớn đã xảy ra ở Kaluga, đó là người ta phát hiện ra một viên đá quý hiếm có gắn một "con ốc vít" trên bề mặt của viên đá. Và sau khi được các nhà khảo cổ xác định, người ta đã xác nhận rằng vật thể giống như "con ốc vít" này đã có lịch sử 300 triệu năm. Điều gì đang xảy ra ở đây? Ốc vít đã tồn tại từ 300 triệu năm trước, điều này có thể là sự thật không?
Ở Kaluga vốn đã lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về thiên thạch và nền văn minh ngoài hành tinh nên đã có nhiều người mạnh dạn đoán rằng "con ốc vít" này do người ngoài hành tinh mang đến, những người từng xuống Trái Đất 300 triệu năm trước, hoặc một nền văn minh vĩ đại và bí ẩn khác đã ra đời trên Trái Đất 300 triệu năm trước, "con ốc vít" này là do họ sản xuất. Hai phỏng đoán này hoàn toàn không có bằng chứng thuyết phục, nhưng nếu một trong hai phỏng đoán này là đúng thì nó chắc chắn là một thách thức có tính chất lật đổ đối với khoa học hiện đại.
Trên thực tế, những chuyện tương tự như thế này không phải là hiếm, thế giới quá rộng lớn còn hiểu biết của nhân loại hiện tại cũng chỉ có hạn. Theo đó, có những phát hiện khảo cổ có xu hướng khiến chúng ta nghi ngờ bản thân. Ví dụ, vào tháng 6 năm 1968, khi nhà sưu tập hóa thạch người Mỹ - William J. Meister đang tìm kiếm hóa thạch trong tự nhiên ở Utah, ông đã tìm thấy một số hóa thạch cổ xưa của bọ ba thùy. Vừa nhìn vào những hóa thạch này, Meister đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bởi vì trên hóa thạch bọ ba thùy có một dấu chân tương tự dấu chân của một người trưởng thành, có vẻ như dấu vết này là do giày da cũ giẫm lên.
Ví dụ khác, vào tháng 4 năm 2014, một cư dân người Nga, Viktor Morozov, đã nhặt được một hóa thạch được đính thứ gì đó trông giống như bảng mạch in (PCB) thời hiện đại. Một số người còn cho rằng nó giống một con chip đơn giản hơn, nhưng không có tụ điện trên đó nên khả năng nó là một con chip là rất thấp.
Sau khi các chuyên gia thẩm định, phiến đá này được xác định có lịch sử 250 triệu năm. Nếu ai đó nói với bạn rằng hơn 200 triệu năm trước đã có những sinh vật tạo ra bảng PCB, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng người này chắc bị "điên".
Tất cả các ví dụ kể trên đều cho thấy có vẻ như có một nền văn minh cổ đại với trình độ công nghệ tiến tiến đã từng xuất hiện trên Trái Đất. Chắc hẳn trong quá khứ đã từng có một chủng tộc có trình độ công nghệ gần bằng hoặc có thể là phát triển hơn cả văn minh nhân loại hiện đại, họ đã từng thiết lập nên một nền văn minh vĩ đại trên Trái Đất và để lại rất nhiều những điều quan trọng phía sau. Vậy những con chip, ốc vít nói trên có thực sự do nền văn minh tiền sử để lại?
Trên thực tế, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và so sánh các mẫu hóa thạch được cho rằng là "con chip" hay "bảng mạch in" và phát hiện đây không phải là chất hiện đại, thay vào đó chúng là hóa thạch của một loài sinh vật xuất hiện cách đây 400 triệu năm, có tên là Crinoid. Và cái gọi là "con ốc vít" kia thực sự là một phần của cơ thể của Crinoid. Còn dấu chân trên hóa thạch bọ ba thùy thực chất chỉ là một sự tạo hình ngẫu nhiên của hóa thạch,
Crinoid hay còn được gọi với cái tên là Huệ biển, chúng là một loài sinh vật vật biển, loài này sống ở cả hai vùng nước nông và vùng sâu đến 9.000 mét.
Huệ biển là một loại sinh vật cổ xưa sống ở đại dương, thân của chúng có hình hoa, được bao phủ bởi một lớp vỏ tương đối cứng, có nhiều chân. Huệ biển sinh sản rất nhanh và khả năng sống sót cao, trong quá khứ chúng đã từng phát triển nhanh chóng và chiếm gần hết đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta có thể khai quật được rất nhiều hóa thạch liên quan đến loài Huệ biển. Tuy nhiên, trong thời kỳ tuyệt chủng Triassic sau đó, hầu hết các loài Crinoid đã bị xóa sổ và dần biến mất.
Ở thời hiện đại cũng có một số loài Huệ biển còn sống, theo thống kê có khoảng 600 loài Huệ biển còn tồn tại. Là một sinh vật xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử tiến hóa sinh học, Huệ đã được nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng, nên khi khai quật hóa thạch huệ, hầu hết mọi người đều không quan tâm, vì các nhà khoa học đã có quá nhiều hóa thạch của chúng.
Bởi vậy những thứ được gọi là bằng chứng về nền văn minh tiên tiến trong thời cổ đại chỉ tồn tại trong sự hiểu biết có hạn của những người không thực sự hiểu biết. Còn đối với khoa học hiện đại, những thứ đó chẳng thể gây ra chút tò mò nào bởi các nhà khoa học đã biết thực chất chúng là gì từ trước đó.
Nguồn: Grunge; Zhihu; USGS
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h