Ngáp là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng bạn có bao giờ để ý rằng "ngáp" rất dễ lây lan sang những người xung quanh hay không?
Hãy tưởng tượng bạn đang xem một bộ phim với nhóm bạn của mình vào đêm khuya. Và rồi bạn nhìn thấy ai đó trong nhóm mở miệng ngáp một cách ngon lành. Ngay cả khi bạn không thực sự mệt mỏi, việc nhìn thấy người đó ngáp nhiều khả năng cũng khiến cơ thể bạn phản ứng và bạn ngáp theo một cách không kiểm soát được.
Từ thời xa xưa, con người đã nhận thức được hiện tượng thú vị này nhưng dường như họ vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác nhất. Vậy ngáp có thực sự lây lan không? Và vì sao lại có hiện tượng này?
Thế nào là một cái ngáp dài
Trước hết, chúng ta phải rõ ràng được thế nào là một cái ngáp dài đúng nghĩa? Rất đơn giản, "ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Hơi thở này khác với thở dài thông thường. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên" (theo Wikipedia).
Ngáp là một phản xạ, nghĩa là chúng ta thực hiện nó một cách vô thức. Hầu hết mọi người biết cơn buồn ngáp đang đến nhưng dường như không có cách nào để ngăn nó lại.
Có một số vấn đề sinh lý thay đổi khi chúng ta ngáp như: cơ bụng uốn cong, phổi mở rộng để hít thở nhiều không khí hơn bình thường, cơ hoành bị ép xuống… sau khi thở ra, cơ thể chúng ta trở lại trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, ngoài việc hít thở một ngụm lớn không khí thì ngáp còn tác dụng gì hay không?
Sự thật của hiện tượng ngáp
Nhiều người thường ngáp liên tục khi buồn chán hoặc mệt mỏi, vì vậy ngáp có thể giúp cơ thể chúng ta giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng. Trong nhiều năm, người ta cho rằng việc ngáp sẽ cung cấp nhiều oxy lên não và các mạch máu để giúp cơ thể chiến đấu chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu gần đây cho thấy nồng độ oxy trong máu của chúng ta không tăng lên sau một cái ngáp dài.
Vì vậy, mục đích của ngáp không phải là lượng không khí mà chúng ta hít vào. Các lý thuyết hiện nay tin rằng việc ngáp có tác dụng làm mát não. Các nhà khoa học cho rằng não là cơ quan trao đổi chất tích cực nhất nên nó có xu hướng tạo ra nhiều nhiệt nhất. Trong khi đó, cơ thể con người có cơ chế để tự điều chỉnh và giữ nhiệt độ ở mức tiêu chuẩn.
Khi cơ thể chúng ta đang nóng, đứng phía trước một chiếc quạt có thể là cách làm mát nhanh chóng và bộ não của chúng ta cũng có cơ chế tương tự. Khi chúng ta ngáp, luồng không khí mát mẻ sẽ theo mũi và khoang miệng để tiếp xúc với các mạch máu – một phần trong số những mạch máu này dẫn đến não và sự gia tăng không khí này sẽ góp phần làm mát não.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng não của chúng ta có nhiệt độ cao nhất trước khi chúng ta rơi vào giấc ngủ và ngay sau khi chúng ta thức dậy. Vì vậy, bạn thường ngáp vào 2 thời điểm này nhất: trước khi bạn ngủ và trước khi bạn tận hưởng ly cà phê đầu tiên trong ngày. Vì vậy, hầu hết mọi người thường gắn kết việc ngáp với buồn ngủ nhưng thực chất thì không phải như vậy.
Nhưng tại sao ngáp lại dễ lây lan?
Ngáp dễ bị lây lan là bí ẩn tiếp theo của hiện tượng này và cũng là khía cạnh khiến con người tò mò nhất. Ngáp không phải là phát minh của con người mà là một nét đặc trưng của nhiều loài vật, bao gồm con người, chó, mèo, tinh tinh hay thậm chí cả hổ.
Ngáp là một sự thích nghi trong quá trình tiến hóa và tổ tiên của chúng ta có thể đã thực hiện điều này cách đây hàng triệu năm. Vì ngáp là một hiện tượng phổ biến nên tất nhiên nó sẽ có lợi ích cho sự sống còn. Bản chất của việc lây lan khi có người ngáp vẫn chưa được giải thích một cách thấu đáo nhưng nhiều nhà khoa học đoán rằng nó giống như một phương tiện truyền thông để giao tiếp giữa con người và dường như hiện tượng này đã được khắc sâu trên não.
Về cơ bản, khi bạn nhìn thấy ai đó xung quanh mình ngáp thì cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách thực hiện lại điều này trong những điều kiện tương tự và cũng với mục đích làm mát bộ não.
Hành vi ngáp này liên quan đến một khía cạnh vốn có của nhân loại của chúng ta: sự đồng cảm. Khả năng đồng cảm với mọi người xung quanh là khá mạnh mẽ ở con người. Đây là nền tảng của sự tương tác cá nhân cũng như mối quan hệ trong cộng đồng người. Khi chúng ta thấy người khác ngáp, hệ thống tế bào của não được kích thích và các cơ quan trong cơ thể dưới sự chỉ huy của não cũng tạo thành một cái ngáp dài như là một lời đối ứng. Nói cách khác, đây là một cách kết nối nhóm. Trong suốt lịch sử tiến hóa, nó có khả năng giúp các nhóm hoạt động hiệu quả và gia tăng cơ hội sống sót.
Ngáp là để cảm thông và từ đây người ta cũng phát hiện ra một vấn đề khác: những người bị mắc chứng psychopaths và sociopaths (gọi chung là những người bị mắc hội chứng rối loạn nhân cách) – hai nhóm người thường có ít hoặc không có sự đồng cảm với người khác – thường không có phản ứng lây lan khi thấy người khác ngáp.
Tóm lại, bản chất của hiện tượng lây lan khi thấy ai đó ngáp có thể hiểu là một phản ứng thể hiện sự đồng cảm giữa các bộ não và là phương thức để làm cho bộ não giảm nhiệt độ.
Theo Báo diễn đàn đầu tư
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời