Tại sao người Wahgi lại vẽ lên khiên chiến đấu hình ảnh vị siêu anh hùng The Phantom trong truyện tranh?
Không phải nguồn gốc của siêu anh hùng The Phantom tới từ bộ lạc này đâu, có cả một câu chuyện dài và thú vị khác nữa đó!
- Kỹ sư Nhật đam mê truyện tranh, tự chế tạo robot giống với nhân vật trong bộ truyện Mobile Suit Gundam
- Ông bố xin triệu like để được đặt tên con theo nhân vật truyện tranh "7 viên ngọc rồng", choáng với phản ứng của cư dân mạng
- Nhật Bản: Xuất hiện máy in hóa đơn tính tiền dưới dạng truyện tranh
- [Vui] Họa sĩ truyện tranh biến các bức vẽ nguệch ngoạc của con trai thành những nhân vật anime siêu ngầu (phần 2)
Người Wahgi tại Papua New Guinea sử dụng một tấm khiên lớn cao như người để bảo vệ cơ thể khi giao tranh. Họ cũng dùng chúng như một công cụ không thể thiếu trong những buổi tế lễ truyền thống. Lẽ thường tình, tấm khiên lớn được làm từ một thân cây này phải được vẽ lên những hình thù khác nhau để "yểm bùa".
Thông thường, họ sẽ vẽ lên khiên những hình ảnh đối xứng với trung tâm là một hình biểu tượng, đa phần là một hình tròn tượng trưng cho Mặt Trời, truyền sức mạnh cho con dân Wahgi khi giương tấm khiên lên. Hãy nhìn một vài ví dụ dưới đây:
Nhưng từ từ đã, ai kia? Thoạt nhìn có thể tưởng đó là vị thần nào mà người Wahgi tôn sùng, nhưng bộ đồ này có vẻ khác lạ.
Nếu bạn nghĩ đây giống bộ đồ của một siêu anh hùng thì bạn đã đúng rồi đó. Đây là hình ảnh của siêu anh hùng The Phantom – Bóng Ma, nguyên tác của Lee Falk, người đàn ông tận tụy với đứa con tinh thần The Phantom của mình đến mức khi nằm trên giường bệnh, ông cũng vẫn tiếp tục vẽ những mẩu chuyện về siêu anh hùng này.
63 năm tận tụy với The Phantom, ông đã vẽ nên 20.000 mẩu truyện tranh cho tới ngày ông mất là năm 1999.
Một chút nguồn gốc của The Phantom: nó cũng đơn giản như đa phần truyền về siêu anh hùng thời bấy giờ. Thủy thủ người Anh Christopher Walker theo cha mình ra biển, tàu của họ bị cướp biển tấn công và cha anh tử nạn. Christopher Walker thế trước vong linh cha mình rằng mọi thế hệ tiếp sau anh, mọi người con mang họ Walker sẽ bảo vệ công lý, lẽ phải để không ai gặp phải tai ương như thế này nữa.
Đó là khởi đầu của dòng dõi siêu anh hùng The Phantom.
Anh không có siêu sức mạnh gì đặc biệt, chỉ dựa vào sức khỏe, kĩ năng chiến đấu và trí thông minh là chính. Anh nuôi một con sói đã được thuần hóa có tên là Devil và một con ngựa mang tên Hero. Việc "cha truyền con nối" đã khiến cho The Phantom xuất hiện liên tục trong nhiều thế hệ, khiến cho anh có biệt danh là "The Ghost Who Walks – Bóng ma Sải Bước" và "The Man Who Cannot Die – Người Đàn ông Bất tử".
Có thể nhận thấy mọi yếu tố trên đều xứng đáng trở thành một hình tượng lớn của một bộ lạc nhiều truyền thống, tôn thờ tổ tiên và đều sản sinh ra những người chiến minh dũng mãnh. Tôi đang nói tới tộc người Wahgi thuộc Papua New Guinea, một đất nước nằm tại Châu Đại Dương.
Mẩu truyện đầu tiên về The Phantom.
Thế nhưng làm sao mà những người dân tộc Wahgi lại biết tới The Phantom? Họ chỉ là một tộc người nhỏ sống tách biệt với thế giới bên ngoài, lẽ nào anh hùng The Phantom là có thật và anh ta tới từ Papua New Guinea?
Đó lại là một câu chuyện thú vị nữa. Khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai nổ ra, những người lính Mỹ đóng quân tại Papua New Guinea nhận hàng tiếp tế từ quê nhà: trong hòm lớn có nhu yếu phẩm, chăn màn, bên cạnh đó còn là những loại hình giải trí cho người lính xa quê – đó là truyện tranh.
Thời điểm đó lại trùng với Kỷ nguyên Vàng của truyện tranh, hơn nữa đa số truyện tranh thời điểm ấy được sử dụng như một công cụ tuyên truyền, nên nó cũng sớm trở thành loại hình đọc chủ yếu của các đơn vị chiến đấu. Truyện tranh bắt đầu được giới thiệu tới những bộ tộc bản địa.
Trong bộ tộc sẽ có những người rành tiếng Anh, và chính họ sẽ đọc lớn những quyển truyện tranh ấy lên cho mọi người cùng nghe và lật cho tất cả cùng xem những hình vẽ. Không phải Superman hay Batman quá đỗi xa vời gây được sự chú ý của tộc người Wahgi, đó là The Phantom. Chúng ta có thể thấy rõ sự liên kết của siêu anh hùng này với người dân bản địa:
- The Phantom rất giỏi chiến đấu dựa trên sức mạnh bản thân, chứ chẳng cần đâu những "sức mạnh lấy từ Mặt Trời" hay những thứ phụ kiện hào nhoáng nằm gọn trong một cái thắt lưng đa dụng.
- The Phantom có một truyền thống lâu đời của cha truyền con nối, những người con đời sau luôn tôn vinh người ông, người cha của mình bằng việc mặc lại bộ đồ The Phantom, chiến đấu với cái ác.
- The Phantom có căn cứ là Skull Cave – Hang Đầu lâu, nằm sâu trong rừng, ẩn sau một thác nước lớn và có bộ lạc thân thiết với The Phantom canh giữ. Rất giống với bối cảnh sinh sống của bộ lạc Wahgi trên Papua New Guinea.
- The Phantom đeo mặt nạ, cũng giống cách người Wahgi đeo mặt nạ truyền thống.
Theo như nhà giáo dục về nghệ thuật Michael Reid nói, thì có hai lý do chính để The Phantom là một hình tượng hoàn hảo được vẽ lên một cái khiên: vì anh là một người hùng bảo vệ những gì mình yêu thương, và vì biệt danh của anh là "Người Đàn ông Bất tử - The Man Who Cannot Die".
Bên cạnh anh hùng The Phantom, người Wahgi còn vẽ lên khiên những hình ảnh khác, những văn hóa khác được du nhập vào Papua New Guinea. Họ vẽ lên đó các nhãn hàng như bia hay thuốc lá, nhưng chẳng có thứ nào vượt qua được hình ảnh của The Phantom cả.
Dưới đây là The Phantom trên những tấm khiên của người Wahgi:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android