Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa?

    Đức Khương, Phụ Nữ Số 

    Địa khai hóa là quá trình giả thiết biến đổi bầu khí quyển, nhiệt độ, địa hình bề mặt và hệ sinh thái của một hành tinh, vệ tinh tự nhiên hoặc thiên thể khác cho giống với môi trường có thể sống được như trên Trái Đất.

    Mặc dù Elon Musk muốn di cư lên Sao Hỏa và biến con người trở thành giống loài đa hành tinh, nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng Sao Hỏa có môi trường khắc nghiệt gấp hàng nghìn lần khi so sánh với những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

    Do đó, cả Musk và NASA đều tin rằng trước khi di cư đến Sao Hỏa, trước tiên họ phải biến đổi Sao Hỏa, và quá trình này còn được gọi là địa khai hóa Sao Hỏa.

    Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 1.

    Hầu hết các kiến thức hiện tại của chúng ta về địa chất trên Sao Hỏa xuất phát từ việc nghiên cứu địa hình và các tính năng suy luận (địa hình) nhìn thấy trong hình ảnh được chụp bởi các vệ tinh nhân tạo. Ảnh: Deadline

    Là một hành tinh chỉ cách Trái Đất 55 triệu km tại điểm gần nhất, và khi ở khoảng cách này, chúng ta chỉ mất nửa năm để đến Sao Hỏa từ Trái Đất với công nghệ hiện tại. Hơn thế nữa, con người đã gửi lên hành tinh đỏ một số xe tự hành trên bề mặt, và có cũng có một số vệ tinh nhân tạo trong quỹ đạo của Sao Hỏa. Do đó, việc liên lạc giữa Sao Hỏa và Trái Đất cũng không có vấn đề gì quá khó khăn.

    Trong trường hợp này, bước đầu tiên trong quá trình biến đổi Sao Hỏa là khôi phục bầu khí quyển của nó về mức như hàng tỷ năm trước và tái xuất hiện các hồ, đại dương và sông trên bề mặt Sao Hỏa.

    Vào thời điểm 4 tỷ năm trước, khi từ trường của Sao Hỏa vẫn còn đủ mạnh, độ dày của bầu khí quyển của Sao Hỏa cao hơn nhiều so với hiện tại, và hành tinh này còn có một đại dương lỏng trên toàn bộ bề mặt. Có thể nói vào thời điểm đó Sao Hỏa là hành tinh thực sự có thể sống được trong Hệ Mặt Trời, nhưng do từ trường Sao Hỏa biến mất nên gió Mặt Trời đã "cướp đi" bầu khí quyển và bốc hơi toàn bộ đại dương. Hiện tại, độ dày của bầu khí quyển của Sao Hỏa chỉ bằng một phần trăm so với bầu khí quyển của Trái Đất.

    Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 2.

    Dựa trên những quan sát từ các tàu quỹ đạo và kết quả phân tích mẫu thiên thạch Sao Hỏa, các nhà khoa học nhận thấy bề mặt Sao Hỏa có thành phần chủ yếu từ đá bazan. Một số chứng cứ cho thấy nhiều nơi trên Sao Hỏa có nhiều silic hơn bazan, và có thể giống với đá andesit ở trên Trái Đất. Ảnh: The Sun

    Mặc dù gió Mặt Trời đã lấy đi phần lớn tài nguyên nước của Sao Hỏa trong hàng tỷ năm, nhưng vẫn còn một lượng nước đáng kể bị giữ lại ở các vùng cực của Sao Hỏa dưới dạng băng rắn. Vì vậy miễn là những chỏm băng này tan chảy, nước lỏng sẽ được giải phóng trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, bề mặt của Sao Hỏa một lần nữa sẽ được bao phủ bởi nước lỏng. Và để thực hiện hóa điều này, Musk đã từng đề xuất đánh bom các vùng cực của Sao Hỏa bằng bom hạt nhân, từ đó làm tan chảy chúng.

    Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 3.

    Trong vài năm qua, người đứng đầu SpaceX - tỉ phú Elon Musk - đã nhiều lần nói rằng việc đánh bom hạt nhân xuống một số khu vực nhất định trên Sao Hỏa là cách tốt nhất và nhanh nhất để tạo ra các điều kiện giống như trên Trái Đất, nhờ giải phóng carbon dioxide bị mắc kẹt vào khí quyển. Ảnh: The Sun

    Nhưng NASA trực tiếp nói rằng điều này là không thể vì chi phí vận chuyển quá cao, giải pháp họ đưa ra là triển khai một tấm phản xạ lớn gần quỹ đạo của Sao Hỏa và sử dụng thêm ánh sáng Mặt Trời để chiếu sáng các cực bắc và nam của Sao Hỏa. Theo đó, chúng ta sẽ chỉ mất vài thập kỷ hoặc thậm chí trong thời gian ngắn hơn, những chỏm băng trên Sao Hỏa có thể bị tan chảy.

    Ngoài ra, thiết bị phản xạ Mặt Trời khổng lồ này cũng có thể cho phép nhiệt của Mặt Trời tham gia vào quá trình lưu thông khí quyển của Sao Hỏa, từ đó thực hiện chức năng điều tiết quy mô nhỏ của khí hậu Sao Hỏa.

    Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 4.

    Theo Bloomberg, giống với Trái Đất, Sao Hỏa cũng có chỏm băng lớn ở hai đầu cực. Diện tích của chúng tương đương dải băng Greenland. Ảnh: The Sun

    Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề kinh phí, cả NASA và Musk đều tin rằng việc địa khai hóa Sao Hỏa nên được thực hiện theo nhiều bước, đầu tiên, một phần của Sao Hỏa nên được địa khai hóa trước, nghĩa là một khu vực có băng rắn sẽ bị tan chảy trước và thiết lập căn cứ Sao Hỏa của con người gần nó, theo thời gian, căn cứ sẽ dần dần mở rộng, và cuối cùng hoàn thành quá trình biến đổi tổng thể của Sao Hỏa.

    Người ta ước tính một cách thận trọng rằng sẽ mất ít nhất 1.000 năm biến đổi không ngừng để biến hành tinh Sao Hỏa từ hành tinh đỏ hiện tại thành một hành tinh có thể sinh sống được và sao đó, nền văn minh nhân loại sẽ lan rộng trong vũ trụ dưới hình thức mở rộng theo cấp số nhân.

    Câu hỏi duy nhất hiện nay là khi Sao Hỏa trải qua quá trình biến đổi quy mô lớn trong tương lai, liệu có ai trên Trái đất sẵn sàng lên Sao Hỏa sinh sống cả đời, thậm chí nuôi dạy con cái trên Sao Hỏa trở thành người Sao Hỏa thực sự hay không?

    Tại sao nhiều người đưa ra ý tưởng địa khai hóa Sao Hỏa? - Ảnh 5.

    Con người từ lâu đã bị Sao Hỏa mê hoặc kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1610. Đặt căn cứ trên hành tinh đỏ cũng là khát vọng của người Trái Đất. Ảnh: VICE

    Là hành tinh dễ tiếp cận nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, mặc dù Sao Hỏa chưa được con người trực tiếp đặt chân lên trong giai đoạn này, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ vũ trụ trong tương lai, việc phát triển Sao Hỏa chắc chắn sẽ được đưa vào chương trình nghị sự và nền văn minh nhân loại cuối cùng sẽ trở thành một loài đa hành tinh.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ