Qua sự việc một nhóm các bạn trẻ mặc đồ hàng hiệu với giá trị vô cùng lớn và khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, có thể thấy rằng đa phần chúng ta vẫn chưa hiểu được tại sao đồ hiệu lại đắt đến như vậy.
- Những sự thật thú vị đằng sau mức giá đắt đỏ của đồng hồ Rolex mà không phải ai cũng biết
- Thực phẩm đầu mùa đắt như vàng người Nhật cũng tranh nhau mua cho bằng được chỉ vì niềm tin kỳ lạ xuất phát từ một tử tù
- Đắt gấp đôi, gấp ba giá vé thông thường, vì sao vẫn nên thưởng thức "Avengers: Infinity Wars" với định dạng IMAX?
Trong những ngày qua, dư luận đang rất xôn xao khi mà trong một buổi offline thời trang, một số bạn trẻ tuổi teen đã khoe ra những bộ đồ mà tính tổng giá trị có thể lên tới gần trăm triệu đồng. Đa phần ý kiến đều tỏ ra ngạc nhiên và thắc mắc rằng tại sao mà các đồ hàng hiệu trông thì có vẻ đơn giản như vậy lại có giá cao đến mức khiến ai nghe thấy cũng phải giật mình.
Ít ai biết được rằng ngành thời trang mỗi năm mang về tới 253 tỷ Euro và là một trong những ngành công nghiệp thành công nhất trên thế giới. Để có thể bán được một sản phẩm thời trang hạng sang như chúng ta thấy cần phải hội tụ đủ khá nhiều yếu tố và chính chúng đã khiến cho giá trị của bộ quần áo mà nhiều ý kiến cho là bình thường trở nên cao đến chóng mặt.
Chi phí sản xuất
Lý do đầu tiên khiến cho các sản phẩm hàng hiệu có giá cao như vậy chính là bởi chi phí và uy tín của đơn vị sản xuất. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến cho giá trị của các món đồ hàng hiệu trở nên đắt đỏ hơn.
Bởi lẽ đa phần những thương hiệu nổi tiếng đều có trụ sở sản xuất các mặt hàng thời trang đặt tại châu Âu với kỹ thuật cùng nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ. Chi phí nhân công tại đây cũng được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng thời trang sản xuất đại trà tại châu Á nên khiến giá của sản phẩm cũng bị đội lên nhiều hơn.
Sản phẩm bán có giới hạn
Một trong những chiến lược marketing có thể giúp tăng giá trị cho các sản phẩm được bán ra đó là chỉ bán một số lượng giới hạn mà thôi. Một mẫu thời trang chỉ được sản xuất 100 chiếc sẽ được gán cho giá trị cao hơn hẳn so với những mẫu được sản xuất hàng chục nghìn chiếc.
Chi phí sản xuất tính trên đầu sản phẩm với số lượng ít luôn nhiều hơn so với sản xuất đại trà. Thêm vào đó, tâm lý khách hàng khi sở hữu một sản phẩm được gán mác "limited edition" cũng sẽ khiến họ sẵn sàng mở hầu bao chi mạnh tay hơn.
Chiến lược marketing
Các thương hiệu thời trang lớn thường xuyên tổ chức những buổi trình diễn thời trang. Mục tiêu của các buổi trình diễn này là để thu hút sự chú ý của các tín đồ thời trang, thăm dò thị trường và cũng đồng thời là định hướng cho xu hướng thời trang trong mùa tới.
Chưa dừng lại ở đó, chiến lược marketing của các thương hiệu thời trang lớn còn là phủ sóng các sản phẩm của mình trên tạp chí, internet, tới với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn và hướng tới cả những tín đồ thời trang trung thành nhất. Nói một cách khác, số tiền mà khách hàng trả cho các sản phẩm hàng hiệu cũng một phần là để trả cho các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm này, thứ mà những mẫu quần áo được sản xuất đại trà không hề cần đến.
Mẫu mã thiết kế sáng tạo
Cần rất nhiều thời gian cùng công sức của đội ngũ thiết kế để có thể sáng tạo ra một mẫu thời trang mới dành cho các thương hiệu hạng sang. Và đa phần các mẫu thiết kế này ngay sau đó đều sẽ được coi là hình mẫu cho thị trường, bị các đơn vị sản xuất quần áo đại trà copy lại. Dù vậy thì các thương hiệu hạng sang vẫn luôn đi trước và được coi là người định hướng thị trường nhờ đội ngũ thiết kế của mình.
Alber Elbaz, giám đốc sáng tạo của Lanvin từng chia sẻ rằng cô phải thiết kế ra khoảng 5-6 sản phẩm mẫu và cuối cùng sau khi sàng lọc thì chỉ dùng 1 mà thôi. Hay như một nhà thiết kế của Calvin Klein chia sẻ thì họ phải chăm chút, tính toán tới từng khuôn vài nhỏ. Điều này khiến cho thời gian, công sức bỏ vào cho các mẫu thiết kế trở nên vô cùng lớn.
Ngược lại các thương hiệu thời trang nhỏ hơn như Zara, TopShop... thường chỉ chọn chạy theo trend thay vì tự tạo ra trend như các hãng nổi tiếng. Tất nhiên, chiến lược này cũng sẽ đòi hỏi ít sự sáng tạo hơn rất nhiều.
Giá trị thương hiệu
Ngược trở lại năm 2014, Burberry từng khiến thế giới phải kinh ngạc khi đồng loạt tăng giá tất cả các sản phẩm của mình với lý do là để thương hiệu của họ được... đánh giá cao hơn. Chiến lược của họ là đẩy mức giá của sản phẩm lên, chấp nhận mất đi một bộ phận khách hàng có xu hướng chi ít tiền hơn nhưng bù lại, giá trị thương hiệu của Burberry được đẩy lên cao và các khách hàng ở phân khúc tầm cao sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Bởi điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm quần áo họ mua sẽ "cao cấp" hơn so với trước đây.
Khi đó, các khách hàng của Burberry mua và mặc quần áo của hãng không chỉ bởi vì chất liệu tốt, thiết kế đẹp mắt mà nó như một lời tuyên bố với những người xung quanh rằng họ đủ "điều kiện kinh tế" để mặc đồ Burberry.
Một số thương hiệu thời trang đình đám có thể kể đến:
Burberry
Là một thương hiệu thời trang của Anh, từng khá nổi tiếng với những mẫu áo khoác thiết kế độc, lạ. Sau chiến dịch tăng giá sản phẩm của mình, Burberry đang thu về lợi nhuận lên tới 250 triệu Bảng. Một chiếc áo Burberry như bạn thấy phía trên cũng có giá khoảng 395 Bảng Anh (khoảng 12 triệu đồng)
Fendi
Là thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Ý với lợi nhuận hàng năm đạt tới 880 triệu Euro. Một chiếc áo phông đơn giản như bạn thấy ở trên cũng có giá lên tới khoảng 420 Bảng Anh (khoảng 13 triệu đồng)
Philippe Plei
Là thương hiệu đến từ Đức và được coi là tên tuổi khá mới trong làng thời trang tại Châu Ấu nhưng các sản phẩm của Philippe Plei vẫn có giá tương đối cao. Như chiếc áo bên trên cũng có giá lên tới 480 Bảng Anh (khoảng 14,5 triệu đồng)
Gucci
Đây có lẽ là cái tên phổ biến nhất với người dân Việt Nam, ngay cả những người không phải là tín đồ thời trang cũng có thể đã từng nghe đến thương hiệu này. Hiện doanh thu của Gucci đang đạt 4,3 tỷ USD mỗi năm. Một chiếc áo phông như trên cũng được bán với giá khoảng 510 Bảng Anh (khoảng 15,5 triệu đồng)
Armani
Hillary Clinton được coi là một trong những tín đồ thời trang trung thành của Armani và thương hiệu thời trang này từng được coi là số một trong thiết kế các đồ công sở cho phụ nữ vào thập niên 80. Doanh thu hàng năm của Armani lên tới 1,8 tỷ Euro và một mẫu áo như bạn thấy bên trên cũng được bán với giá 650 Bảng Anh (khoảng 19,8 triệu đồng)
Hermés
Hermés là thương hiệu thời trang của Pháp, được biết đến khá nhiều với những sản phẩm ví thời trang đắt nhất thế giới. Một chiếc áo T-Shirt đơn thuần như ở trên của Hermés cũng có thể có giá lên tới 700 Bảng Anh (khoảng 21 triệu đồng)
Versace
Versace từ lâu vẫn luôn là người dẫn đầu trong xu hướng thời trang hạng sang. Ước tính lợi nhuận của Versace đạt khoảng 480 triệu Euro và một chiếc áo đơn giản như phía trên cũng có giá 750 Bảng Anh (khoảng 23 triệu đồng)
Valentino
Doanh thu của Valentino đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi năm và một chiếc áo camo mặc phía trong như phía trên được định giá tới 1125 Bảng An (khoảng 34 triệu đồng).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập