Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại?

    Đức Khương,  

    Por Bajin là một quần thể tòa nhà cổ kiểu Trung Quốc và là một trong những tàn tích bí ẩn nhất ở Nga, nằm trên một hòn đảo nhỏ ở trung tâm một hồ nước hẻo lánh ở vùng núi phía nam Siberia

    Vào năm 2013, một nhóm các nhà khảo cổ học Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra carbon phóng xạ và xác nhận rằng thành phố cổ này có thể được xây dựng vào năm 777 sau Công nguyên và có lịch sử hơn 1.200 năm. Hơn nữa, điều kỳ lạ là nó mang phong cách kiến trúc rất giống với cung điện mùa hè của Trung Quốc cổ đại.

    Trong lịch sử Trung Quốc, cung điện mùa hè dùng để chỉ những nơi mà các hoàng đế và quý tộc dùng để nghỉ ngơi trong mùa hè, thường nằm ở những nơi có phong cảnh đẹp với vườn, hồ, đình và các cảnh quan khác. Vậy tại sao lại có một cung điện mang phong cách kiến trúc của Trung Quốc cổ đại được xây dựng ở vùng Siberia xa xôi?

    Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại? - Ảnh 1.

    Por Bajin là một công trình kiến trúc đổ nát trên một hòn đảo hồ cao ở vùng núi phía nam Tuva (Liên bang Nga). Ảnh: Zhihu

    Tàn tích Por Bajin, được gọi là Por-Bazhyn, có nghĩa là "ngôi nhà đất sét", nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ Tere-Khor ở Siberia, Tuva, chỉ cách biên giới Mông Cổ 32 km. Di chỉ này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1891. Mặc dù đã được phát hiện hơn một thế kỷ nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được lịch sử của địa điểm này. Phải từ năm 1957 đến năm 1963, cuộc khai quật đầu tiên mới được thực hiện và nghiên cứu lớn nhất là dự án Văn hóa Por Bajin, được thành lập từ năm 2007 đến năm 2008. Tuy nhiên chỉ có một lượng hiện vật rất nhỏ được phát hiện tại địa điểm này.

    Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại? - Ảnh 2.

    Các cuộc khai quật cho thấy nó được xây dựng như một cung điện của người Duy Ngô Nhĩ vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, ngay sau đó được chuyển đổi thành tu viện Manichaean giáo, bị bỏ hoang sau một thời gian chiếm đóng ngắn và cuối cùng bị phá hủy bởi một trận động đất và hỏa hoạn sau đó. Ảnh: ZME

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét laser để tái tạo lại phong cách của tòa nhà vào thời điểm đó. Khu vực này có cổng thành chính, tường ngoài cao khoảng 12 mét, tường trong cao khoảng 1 đến 1,5 mét, trên tường còn có râu thạch cao sơn sọc đỏ ngang. Thành phố có diện tích khoảng 28.000 mét vuông, có hơn 30 tòa nhà, sảnh trước, sảnh bên và sảnh sau được xây dựng ở trung tâm thành phố, mái được chống đỡ bởi 36 đế đá và lợp ngói.

    Por Bajin nằm ở độ cao 2.300 mét, không thể tồn tại nếu không có hệ thống sưởi ấm vào mùa đông tuy nhiên các nhà khảo cổ khọc lại không thể tìm thấy dấu vết của hệ thống sưởi tại đây. Trong quá trình khai quật, người ta cũng phát hiện một số viên ngói kiểu Trung Quốc cổ đại, được trang trí bằng hình bát quái, hình rồng, ngoài ra còn có những hiện vật khác như dao găm sắt, cốc đá, bông tai bạc, đinh sắt, dấu chân người trên bảng đất sét, tranh vẽ và gỗ cháy. 

    Tuy nhiên, những hiện vật này này không thể giải thích tại sao thành phố cổ đại này được xây dựng. Ngoài ra, điều vẫn chưa thể giải thích là tại sao nơi đây lại sở hữu phong cách kiến trúc, vật liệu xây dựng giống như của Trung Quốc cổ đại. 

    Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại? - Ảnh 3.

    Phương pháp xây dựng của nó cho thấy Por Bazhyn được xây dựng theo truyền thống kiến trúc nhà Đường của Trung Quốc. Ảnh: Zhihu

    Các chuyên gia suy đoán rằng thành phố này có thể có ba công dụng. Thứ nhất, nó có thể là cung điện mùa hè dành cho các quý tộc hoàng gia nghỉ hè, thứ hai, nó có thể là cung điện hoặc đền thờ, nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo hoặc chính trị quan trọng. Thứ ba, nó có thể là một pháo đài quân sự để bảo vệ và kiểm soát khu vực.

    Một số chuyên gia tin rằng Por Bajin có thể liên quan đến Hãn quốc Uyghur (tên thời nhà Đường là Hồi Cốt hay Hồi Hột là một đế quốc Đột Quyết của người Duy Ngô Nhĩ tồn tại trong khoảng một thế kỷ từ giữa thế kỷ 8 đến thế kỷ 9), cai trị Mông Cổ và miền nam Siberia từ năm 744 đến 840 sau Công nguyên. Nhưng tại sao họ lại xây dựng một thành phố ở một nơi xa xôi, cách xa các tuyến đường thương mại và khu định cư cổ đại như vậy? 

    Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại? - Ảnh 4.

    Các nhà địa vật lý phát hiện ra rằng hòn đảo này thực chất là một vùng đất đóng băng vĩnh cửu trong một hồ nước nông. Hòn đảo này dường như đã nổi lên từ hồ vài thế kỷ trước khi pháo đài được xây dựng trên đó. Đất sét làm tường của pháo đài có thể được lấy từ lòng hồ xung quanh đảo. Ảnh: Zhihu

    Theo nghiên cứu mới nhất vào năm 2020, Đại học quốc gia Moscow và Viện Địa lý của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đề xuất rằng Por Bajin có thể là một ngôi đền Manichaean giáo (một tôn giáo cổ của Iran, do Mani, người Ba Tư sáng lập vào khoảng thế kỷ 3) theo mùa được thành lập dưới thời trị vì của Tianshan Khan, khả hãn thứ ba của Hãn quốc Uyghur. 

    Năm 763 sau Công nguyên, Tianshan Khan đã chọn Manichaean giáo làm quốc giáo của Hãn quốc Uyghur, năm 779 sau Công nguyên, Tianshan Khan bị ám sát nên các tín đồ của Tianshan Khan đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại Manichaean giáo, do đó nơi đây đã nhanh chóng bị bỏ hoang, điều này cũng giải thích rằng không có dấu vết cư trú lâu dài ở khu vực này.

    Tại sao thành phố 1.200 năm tuổi tại Siberia lại mang phong cách khiến trúc của Trung Quốc cổ đại? - Ảnh 5.

    Ảnh minh họa. Ảnh: Zhihu

    Một số chuyên gia còn cho rằng vào năm 750 sau Công nguyên, khi Bayanchur Khan cai trị Hãn quốc Uyghur, ông đã kết hôn với một công chúa Trung Quốc cổ đại và xây dựng thành phố kiểu Trung Quốc này tại đây làm nơi ở cho vị công chúa đó. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm carbon phóng xạ vào năm 2012 đã phát hiện ra rằng, những công trình này đã được xây dựng trước mốc thời gian đó.

    Dựa vào những điều này, các nhà nghiên cứu cũng suy luận rằng vào thời điểm đó ở đây không có hồ nước và sau đó nó được hình thành xung quanh do động đất. Tất nhiên, đây đều chỉ là suy đoán, chưa có bằng chứng xác thực và cho đến nay, địa điểm Por Bajin vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải ở Nga.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ