Tại sao từ 10 năm nay, các sản phẩm mới của Microsoft liên tiếp thất bại?
Hàng loạt vấn đề nội tại của Microsoft đã khiến họ liên tục chậm chân hơn đối thủ, không bắt kịp nhu cầu của người dùng cũng như đà thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới.
- Microsoft khuyên người dùng khi bị tấn công đòi tiền chuộc: Đừng dại đưa tiền cho hacker!
- Financial Times vinh danh CEO của Microsoft là "Nhân vật của năm": Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục
- Không chỉ có Office hay Windows, Microsoft còn đang là "ông kẹ" trong một lĩnh vực vô cùng khó nhằn khác: lần theo dấu vết "hacker mũ đen"
Trong một thập niên gần đây, hiếm có công ty nào nhiều lần phải ngậm đắng nuốt cay như Microsoft. Đó đều là những họ buộc phải khai tử các sản phẩm do mình làm ra, bao gồm: dòng máy nghe nhạc Zune bị khai tử vào năm 2012, hệ điều hành Windows RT dành cho tablet bị khai tử vào năm 2015, hệ điều hành di động Windows Phone bị khai tử vào năm 2017.
Mới tháng trước thôi, tài liệu rò rỉ của Microsoft cho thấy, trợ lý ảo Cortana trên iOS và Android sẽ biến mất tại nhiều thị trường quan trọng từ sau 31 tháng Một năm sau – đây được xem như lời thừa nhận ngầm cho thất bại trước các đối thủ khác. Ngay cả dịch vụ quan trọng khác, Microsoft cũng thường chậm chân hơn các đối thủ, như thanh tìm kiếm Bing bị Google bỏ xa về thị phần.
Thâu tóm cả Nokia để làm điện thoại, cuối cùng Windows Phone vẫn bị khai tử.
Tại sao Microsoft lại có thể bỏ lỡ hàng loạt xu hướng công nghệ trên thế giới đến vậy?
Thật khó mà có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, nhưng lời chia sẻ trên Quora từ Tim Ventura, một người có nhiều bạn bè và đồng nghiệp đến từ Microsoft, có thể cho ta thấy phần nào vấn đề của Microsoft.
Cố gắng hỗ trợ tất cả các bên
Không giống như Apple, chỉ hỗ trợ phần cứng riêng của mình, Microsoft hỗ trợ gần như toàn bộ các nhà sản xuất phần cứng của cả ngành công nghiệp, với các cái tên như Intel, AMD, Dell, HP, IBM và hàng trăm nhà sản xuất khác. Điều này có nghĩa là Microsoft liên tục phải chơi trò đuổi bắt để tương thích với vô số các tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm cả các tiêu chuẩn độc quyền từ những nhà sản xuất.
Thêm vào đó, điều này cũng có nghĩa là mỗi khi Microsoft đưa ra một tính năng mới, và nếu nó cần hỗ trợ từ phần cứng, về cơ bản gần như Microsoft sẽ phải làm nó tương thích với toàn bộ ngành công nghiệp phần cứng này – một nhiệm vụ khổng lồ so với một tính năng nhỏ.
Trong trường hợp một phần cứng nào đó không tương thích với Windows, bất kể nguyên nhân là do hãng nào làm đi nữa, Microsoft thường là người bị chỉ trích đầu tiên.
Hỗ trợ các công nghệ thế hệ cũ trong thời gian siêu dài
Dù không chính thức nhưng một số nhà lập trình đã tìm ra cách chạy được các trò chơi từ thời Windows 3.1 trên Windows 10, nghĩa là hệ điều hành của Microsoft vẫn còn hỗ trợ cho những phần mềm ra mắt từ cách đây hơn 25 năm. Đối với ngành công nghệ, quãng thời gian này dài tưởng chừng như cả một kỷ nguyên vậy.
Có người đã tìm ra cách chạy game FreeCell từ Windows 3.1 trên cả Windows 10.
Một điểm cộng cho khả năng hỗ trợ, nhưng điều này sẽ kéo theo một tổn thất khác: nó làm việc triển khai và hỗ trợ hệ điều hành mới hơn, liền mạch hơn và nhanh hơn trở nên khó khăn hơn. Đó là vì nó sẽ phải hỗ trợ mọi dòng code cũ và một lần nữa, nếu điều gì đó bị hỏng trong quá trình thực hiện (ví dụ như chạy game Wolf 3D cũ từ những năm 1992 chẳng hạn), Microsoft sẽ lại là người phải hứng chịu.
Quyền lực cục bộ
Hai nguyên nhân trên có tha thứ cho Microsoft, nhưng những điều còn lại thì không. Có một thực tế là quyền lực trong Microsoft có xu hướng nắm giữ trong những nhóm nhỏ khác nhau – các lãnh chúa với vùng đất riêng của mình.
Cho dù đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng trong một thời gian dài trước đó, các bộ phận, các nhóm thậm chí các bộ phận kinh doanh có xu hướng trung thành với các "quản lý ngôi sao" hơn là với bản thân tập đoàn.
Điều này sẽ làm xói mòn đáng kể trọng tâm của công ty, làm chậm và phức tạp hóa việc phát triển và triển khai các công nghệ mới, và về cơ bản, làm công ty tập trung vào đấu đá nội bộ hơn là cạnh tranh trên thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Đấu đá nội bộ trong mỗi sản phẩm mới
So sánh văn hóa nội bộ giữa các doanh nghiệp lớn trong làng công nghệ
Hậu quả của tình trạng quyền lực cục bộ trên là các tính năng mới, các công nghệ mới và các cải thiện về khả năng sản xuất không thể cứ thế triển khai như thông thường – chúng trở thành mục tiêu cho các cuộc đấu đá căng thẳng giữa hàng nghìn bên liên quan đến dự án (các stakeholder) cùng hàng nghìn quan điểm khác nhau. Và tất nhiên, tiếp sau đó sẽ lại là cuộc đấu đá nội bộ căng thẳng khác để được hỗ trợ tính năng, công nhận đóng góp của mình, … cho công nghệ mới đó.
Cuộc tranh chấp ngấm ngầm này làm chậm đáng kể khả năng phát triển và triển khai những công nghệ mới, bất chấp nỗ lực thúc đẩy của Microsoft để sớm đưa chúng vào sản xuất. Tình trạng này thường dẫn đến tình trạng, các bên liên quan đó, những người nhẽ ra không nên liên quan đến công nghệ mới đó, cuối cùng lại chính là những người kìm hãm nó lại bởi vì có quá nhiều đầu bếp trong một căn bếp.
Văn hóa thiển cận trong doanh nghiệp
Khởi đầu, Microsoft là một startup nổi loạn, vùng lên chống lại cả một ngành công nghiệp máy tính lỗi thời, trì trệ và rồi họ đạt được thành tựu và độc chiếm thị trường. Thành công này dẫn họ đến một thứ văn hóa ngày càng thiển cận hơn với sự khinh miệt đặc biệt dành cho các hệ thống liên quan đến Unix và Apple, cũng như thường không thích bất kỳ thứ gì "không được phát minh" tại đây.
Thật không may, điều này lại có một tác hại khác. Nó đưa Microsoft đến vô số lần phát minh lại công nghệ một cách không cần thiết, cũng như đưa ra các tiêu chuẩn cạnh tranh nhằm thách thức lại cả phần còn lại của ngành công nghiệp.
Vào thời điểm flash đã trở nên quá phổ biến, Microsoft vẫn ra mắt Silverlight để cạnh tranh và cuối cùng cả hai đều bị các công nghệ trình duyệt di động mới khai tử.
Dù gần đây, Microsoft đã tích cực hơn trong việc hỗ trợ các tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp, nhưng một thời gian dài trước đây, họ luôn nỗ lực sử dụng vị thế độc quyền trên thị trường PC của mình để buộc mọi người phải sử dụng các chuẩn công nghệ độc quyền của họ, cũng như từ bỏ các chuẩn công nghệ mà mọi người đang có xu hướng hỗ trợ.
Không còn là một tượng đài trong ngành công nghệ
Từng có thời cái tên Microsoft là đích đến của những con người tài năng nhất, thông minh nhất trong lĩnh vực điện toán, những người sẵn sàng chuyển hẳn đến khu vực này chỉ để được thêm tên công ty công nghệ nổi bật nhất trong ngành vào CV của mình. Điều đó đã thay đổi kể từ sau sụp đổ bong bóng dotcom.
Trong khu vực Seattle hiện tại, Microsoft vẫn là một tên tuổi lớn, nhưng giờ đây, các bộ não giỏi nhất và thông minh nhất lại đang tìm đến Apple và Google – trong khi thật trớ trêu, Microsoft lại đang biến mình thành một trong những công ty điện toán già cỗi, trì trệ và buồn tẻ mà họ từng chiến đấu đến cùng để hạ bệ họ trước đây.
Một việc làm đúng của Microsoft đã cứu vãn tất cả
May mắn cho Microsoft, bất chấp các thất bại liên tiếp trong những sản phẩm dành cho người tiêu dùng, dưới sự dẫn dắt của CEO Satya Nadella, họ đang tìm lại thành công của mình dựa trên các giải pháp điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp, ngay cả khi phải đi sau đối thủ sừng sỏ Amazon Web Services đến 4 năm.
Không chỉ hợp tác về công nghệ, việc Microsoft thay đổi thái độ với Linux còn cho thấy sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Không chỉ thay đổi định hướng kinh doanh, ông Nadella còn có ảnh hưởng lớn khác đến văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ Microsoft. Từ chỗ coi thường thế giới công nghệ bên ngoài, đặc biệt các mã nguồn mở, Microsoft lại có hàng loạt cử chỉ thân thiện hơn với chính các công nghệ đó, như Linux, thâu tóm GitHub, phát triển sản phẩm cho chính iOS và Android, thậm chí sử dụng Android trên các thiết bị mới ra mắt của mình.
Hàng loạt thay đổi tích cực này đã phản ánh trong giá trị vốn hóa của Microsoft. Không có những sản phẩm thay đổi cả ngành công nghiệp như Apple, bỏ lỡ hàng loạt xu thế công nghệ trên thế giới như mạng xã hội, smartphone, ứng dụng nhắn tin tức thời, hay trợ lý ảo, nhưng dưới sự dẫn dắt của ông Nadella, nền tảng điện toán đám mây cùng sự thân thiện với khách hàng đang đưa Microsoft trở thành một trong vài công ty nghìn tỷ USD duy nhất trên thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4