Tài xế công nghệ và 1001 lý do vào nghề
“Chỉ có những đứa vô công rỗi nghề, không có việc gì để làm thì mới làm tài xế GrabBike” hay “Vì tôi thất nghiệp nên chẳng biết làm gì khác” đều là những nhận định sai lầm và có phần xem nhẹ tài xế công nghệ.
Nếu hỏi một tài xế công nghệ vì sao họ làm nghề này, bạn nghĩ câu trả lời chân thật nhất của họ sẽ là gì?
Anh Trần Hoàng Lâm, một tài xế GrabBike đam mê phượt chia sẻ: “Gia nhập gia đình GrabBike gần 2 năm nay, điều làm tôi thích thú nhất chính là hằng ngày, từng cuốc xe đều để lại một trải nghiệm khác nhau, gặp được nhiều khách hàng, biết được nhiều cuộc đời, nhiều câu chuyện. Mỗi cuốc xe chính là một “chặng phượt” mới. GrabBike là nghề chính thức của tôi, vừa hỗ trợ thu nhập, vừa đem lại nhiều niềm vui cùng những chuyến phượt khó quên.”
“Ai bảo phượt thủ thì không làm tài xế GrabBike được?” – tuyên bố hùng hồn của anh tài xế Trần Hoàng Lâm
Không chỉ là một nghề tay trái lúc rảnh rỗi như bao người vẫn nghĩ, tài xế công nghệ với nhiều người chính là một nghề tay phải mang lại thu nhập ổn định. Từng làm thợ chụp ảnh gần 30 năm nhưng bác Phạm Thành Triệu đã chuyển sang chạy GrabBike. Nói về việc từ bỏ công việc gắn bó gần nửa đời mình để trở thành một tài xế công nghệ, bác Triệu bộc bạch: “Tôi bỏ nghề chụp ảnh cũng vì sự thay đổi của thị trường, công nghệ bây giờ tân tiến, nghề kia dần đi xuống. Từ ngày làm cho GrabBike, thu nhập của tôi tốt hơn, thời gian làm việc linh hoạt nên cuộc sống cũng ổn định hơn. Tôi xác định chọn Grab làm công việc chính và sẽ gắn bó lâu dài.”
Bác Nguyễn Công Triệu – thợ chụp ảnh với hơn 30 năm trong nghề, nay bỗng trở thành tài xế GrabBike với “nhiều câu chuyện, kỷ niệm không biết kể sao cho hết”.
Mặt khác, bác Triệu cũng chia sẻ thêm lý do khiến bác muốn gắn bó với nghề này vì đây là một công việc chân chính, tạo điều kiện để bác hỗ trợ không chỉ khách hàng mà còn cho cộng đồng xung quanh.
“Có mấy lần tôi chở các em khiếm thị, tôi đã đề đạt lên Grab thành lập tổng đài riêng, rồi phổ biến cho các anh em tài xế, trợ giúp việc đặt xe cho các khách hàng “đặc biệt”. Đường dây này đã đi vào hoạt động vài tháng nay rồi. Tôi rất vui không chỉ vì ý tưởng của mình được Grab tiếp nhận, mà còn vì công việc này đã phần nào giúp các em khiếm thị đi lại an toàn, dễ dàng hơn.”, bác Triệu chia sẻ thêm.
Quang cảnh hoành tráng của buổi offline định kỳ do Grab tổ chức
Theo bác Triệu, món quà quý giá nhất mà Grab mang đến chính là đại gia đình áo xanh. Cứ mỗi tháng, anh em tài xế GrabBike lại kéo nhau đến các buổi offline, “team building” do Grab tổ chức. “Ngày thường ai cũng lo chạy xe kiếm sống nên mỗi lần gặp nhau là vui lắm. Tôi và mấy anh em thân thiết còn rủ nhau tham gia các buổi học nâng cao kỹ năng của Grab, như lớp võ tự vệ. Chúng tôi đùa nhau, từ nay đã bớt sợ “đi đêm”. Bác hóm hỉnh chia sẻ.
Cũng theo bác Triệu và nhiều tài xế khác, khi bắt đầu làm việc họ gặp rất nhiều khó khăn với hệ thống định vị, bản đồ đường đi… Grab đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách thường xuyên cập nhật ứng dụng cho tài xế, dựa trên việc ghi nhận góp ý, phản ánh của tài xế cũng như hành khách về ứng dụng.
Bốn năm kể từ khi GrabBike ra mắt, hình ảnh những bóng áo xanh tràn ngập mọi nẻo đường đã thành đặc trưng của đường phố Việt Nam. Những định kiến không tốt về nghề “xe ôm công nghệ” cũng theo đó dần phai nhạt. Vượt qua những khó khăn về kiến thức công nghệ, các anh chị em tài xế GrabBike vẫn đang từng ngày nỗ lực trong công việc để chứng tỏ rằng quyết định chọn nghề này làm công việc lâu dài là một quyết định không hề sai lầm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h