Tâm sự của một nhiếp ảnh gia bị cư dân mạng cho là "giả tạo" chỉ vì chụp và chỉnh sửa ảnh quá đẹp!
Bằng cách sử dụng các thủ thuật chụp hình khác nhau, tôi đã tạo ra các hình ảnh mà bị mọi người cho là đã qua quá trình 'Photoshop'.
Bài viết là chia sẻ của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Albert Dros tại Petapixel. Anh đã có nhiều tác phẩm được đăng tải trên TIME, The Huffington Post, The Daily Mail và National Geographic.
Một trong những nhược điểm của việc chia sẻ các tác phẩm của mình lên mạng đó là ai cũng có thể phán xét chúng, có những lời góp ý rất hữu ích, những có những điều thì lại hoàn toàn sai sự thật. Trong thời gian làm nhiếp ảnh gia, tôi đã bị rất nhiều người tố cáo là tạo ra các bức hình 'giả', những bức hình 'Photoshop' khi trên thực tế những bức hình đó lại là thật, chỉ là sử dụng các kĩ thuật mà họ không biết mà thôi.
Lấy bức hình chụp siêu trăng ra làm ví dụ. Tới một nửa những bức hình chụp siêu trăng trên mạng chỉ là giả, các nhiếp ảnh gia lấy ảnh trăng rồi 'dán' chúng vào các hình ảnh phong cảnh của họ. Nhưng có những bức hình là hoàn toàn thật, được chụp bằng các ống kính tiêu cự dài (telephoto) nên tạo ra hiệu ứng mặt trăng vô cùng lớn trong ảnh.
Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài hình ảnh của mình, mà đã bị công chúng nói rằng 'không đúng sự thật', cùng với những lời giải thích tường tận về kĩ thuật đằng sau chúng.
2015: Đơn độc giữa vũ trụ
Đây chính là bức ảnh đưa sự nghiệp nhiếp ảnh gia của tôi lên một tầm cao mới, chụp một anh bạn của tôi, dải ngân hà và trạm vũ trụ ISS đang bay qua. Lúc chụp tôi cũng không dám chắc rằng đây là trạm ISS, nhưng sau khi xác nhận với các nhiếp ảnh gia không gian thì tôi đã có thể xác định được một cách chắc chắn.
Bức hình này được mọi người chia sẻ rất nhiều, và tất nhiên là trong số đó cũng nhiều người nói rằng đây là một bức ảnh giả, không có thật. Cũng có một vài 'chuyên gia' nói rằng trạm ISS bay ngược chiều so với bức hình này, nhưng họ không nhận ra rằng nó đã đi theo đúng quỹ đạo mà họ miêu tả, nhưng khi đi tới phía trái ảnh thì thực hiện rẽ nên bị mờ đi.
Tôi làm đủ mọi cách để thuyết phục mọi người rằng đây là một bức hình chụp từ máy, thậm chí cho họ thấy ảnh RAW. Một vài người trong ngành biết được quá trình chụp cũng động viên tôi, nhưng có lẽ tôi sẽ phải chấp nhận rằng: làm việc gì cũng không thể vừa lòng tất cả mọi người.
2019: Ảnh siêu trăng
Bức hình gần nhất tôi chụp là về siêu trăng giữa tháng 2 vừa qua. Như đã đề cập, bức hình này sử dụng ống kính tele chuyên dụng, nên có chất lượng cao hơn rất nhiều so với ống kính góc rộng nhỏ bé đến từ smartphone nên việc mọi người gọi nó là 'giả' là cũng dễ hiểu.
Đối với nhiều người, thì bức hình này 'quá hoàn hảo' để diễn ra ngoài đời, khi mặt trăng nằm chính giữa 2 tòa nhà giống hệt nhau. Nhưng để có được bức hình này, tôi đã phải lên kế hoạch từ sớm, và chụp nhiều tấm hình khác nhau để chọn được 1 'ứng cử viên' đẹp nhất nhằm đăng lên cho mọi người xem.
Siêu trăng tại Amsterdam trên thời gian thực
Từ trước đến nay cũng đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia cắt ghép ảnh siêu trăng, và đã có những bức hình nổi tiếng được lên cả đài truyền hình!
2017: Núi lửa phun trào trước giải ngân hà
2 bức hình này quả thực là khó chụp, nhất là bức hình ở trên khi núi lửa tại Guatemala phun trào theo đúng quỹ đạo của dải ngân hà. Và tất nhiên, những hình ảnh này cũng làm mọi người tìm mọi cách để chứng minh là giả. Tôi đã lên kế hoạch đi chụp từ rất lâu, và gửi kế hoạch đó cho rất nhiều người xem.
Nhưng khi nghĩ đi nghĩ lại, thì tôi cũng không thể trách được mọi người khi có những hoài nghi về tính 'thực' của bức hình này, vì hiện này có rất nhiều bức ảnh chụp ngân hà chỉ là ảnh ghép, chứ không được chụp bằng máy ảnh. Sau đây là 2 lý do mà mọi người cho nó là giả:
- Mọi người nói rằng đỉnh của núi lửa có 1 vòng sáng rất 'kì lạ', nhìn như ảnh ghép bị lỗi. Nhưng trên thực tế, vòng sáng này là do ánh sáng từ núi lửa tác động với mây mù. Nếu tôi có ý định ghép hình thì đã có thể làm nó đẹp hơn thế này nhiều, nhưng đây là một bức ảnh thật, nên tôi không chỉnh sửa gì thêm.
- Cũng có người nói rằng hiện tượng ô nhiễm ánh sáng ở phần nửa dưới nhìn rất tệ, nhưng tại sao phần trên lại trong suốt đến như vậy? Đây là Guatemala nên không khí rất sạch và cũng ít người sử dụng đèn buổi đêm, nên ảnh mới có thể ít ô nhiễm sáng như vậy. Kèm theo đó, tôi đã thực hiện kĩ thuật chồng hình để có thể lựa chọn ánh sáng tốt nhất cho từng thành phần trong bức hình, giúp ảnh rộng hơn và không chỉ có mỗi núi lửa và bầu trời.
'Photoshop' là gì?
Tất cả những bức hình trên đều được xử lý qua Photoshop, vì tôi lúc nào cũng muốn bức hình của mình đẹp nhất có thể trước khi tới mắt của công chúng. Tôi thêm độ đậm màu, tương phản, cân chỉnh ánh sáng.
Khi bạn chụp hình RAW để có chất lượng tốt nhất có thể, hình ảnh lúc nào nhìn cũng rất xấu và phải qua bước hậu kì để trở nên sống động được như ảnh JPEG cuối cùng. Còn khi chụp hình JPEG ngay từ trong máy ảnh, hình ảnh sẽ đậm đà hơn, nhưng đã có rất nhiều thông tin đã bị bỏ phí, từ đó không thể đẹp bằng được bức hình được cân chỉnh một cách chuyên nghiệp. Còn những bức hình mà mọi người gọi là 'giả' thường ám chỉ việc cắt ghép những yếu tố của ảnh này vào ảnh khác.
Trong bài viết này, tôi muốn khuyên mọi người trước khi gọi các bức hình của người khác là 'giả', hãy suy nghĩ xem liệu lời cáo buộc đó có đúng hay không. Họ có thể bỏ hàng giờ cho một bức hình để nó trở nên hoàn hảo, không có nghĩa bức hình đó đã bị cắt ghét, là bức hình 'giả'!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời