Tạo ra 300.000 tấn sắt vụn trong tương lai, ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp đang trở thành quả bom nổ chậm với Trung Quốc
Theo truyền thông Trung Quốc, ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp đang phát triển bùng nổ tại quốc gia này có thể tạo ra 300.000 tấn sắt phế liệu trong tương lai, tương đương với lượng sắt cần để xây dựng 5 chiếc tàu sân bay.
Thống kê cho thấy hiện tại Trung Quốc có tổng cộng 23 startup chia sẻ xe đạp và các công ty này hiện đã tung ra thị trường khoảng 20 triệu chiếc xe. Hai startup hàng đầu là ofo và Mobike đóng góp 2,2 triệu và 1 triệu tương ứng.
Thành phố được xây dựng sao cho tối ưu với cho xe ô tô chứ không phải xe đạp
Mức giá mà người dùng phải trả cho mỗi giờ sử dụng xe đạp chia sẻ chưa tới một nửa nhân dân tệ. Nhiều người dân thấy rằng dịch vụ này có giá cả hợp lý, thuận tiện và cung cấp cách di chuyển lành mạnh, thân thiện với môi trường.
Dẫu vậy, ngoài sự tiện lợi, dịch vụ chia sẻ xe đạp cũng gây ra nhiều vấn đề. Đỗ xe đạp trái phép, vô tổ chức sau khi sử dụng là hành vi phổ biến của người dùng Trung Quốc bởi các thành phố được thiết kế sao cho thuận tiện với xe hơi chứ không phải cho xe đạp. Xe đạp dựng tràn lan, lộn xộn xung quanh các trạm xe điện ngầm, trung tâm mua sắm và các khu vực khác là điều thường xuyên xảy ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc.
"Từ 20 năm trước, Trung Quốc đã biến ô tô trở thành ngành công nghiệp trụ cột", Yang Fengchun, Phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, chia sẻ. "Vì vậy, như bạn thấy, các thành phố của Trung Quốc được xây dựng sao cho tiện lợi với xe ô tô và không thân thiện với xe đạp".
Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, năm 1980 gần 63% người dân nước này đi làm bằng xe đạp. Tới năm 2000, con số này giảm xuống còn 38% và hiện tại chỉ còn 12%. Trong khi đó, số người sử dụng xe ô tô đã tăng nhanh chóng. Tính riêng năm 2010, người dân Trung Quốc đã mua 13,5 triệu xe, vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Lãng phí do chất lượng thấp
Rất nhiều trong số xe đạp khổng lồ mà các startup chia sẻ xe đạp cung cấp có chất lượng thấp. Điều này gây ra nhiều lãng phí. Trên internet, mạng xã hội xuất hiện nhiều phàn nàn của người dùng dịch vụ chia sẻ xe đạp về chất lượng xe và các vụ ngã xe do xe hỏng gây ra.
Trong một cuộc điều tra tiến hành bởi Cục Thống kê thành phố Bắc Kinh hồi tháng Năm, hơn 72% người tham gia cho biết họ đã từng gặp phải những chiếc xe đạp bị hỏng. Những chiếc xe đạp hỏng thường chất đống tại Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc bởi tái chế chúng không mang lại nhiều lợi ích và các doanh nghiệp tái chế cũng muốn mua xe đạp hỏng từ các công ty chia sẻ xe đạp.
Giải pháp nào cho vấn đề này?
Ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp có khá nhiều lợi ích bao gồm tăng cường sức khỏe cho người dùng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc thiếu những phương án xử lý xe đạp thải loại khiến nó trở thành một mối đe dọa.
Một số startup chia sẻ xe đã thuê thợ cơ khí và xây dựng trạm sửa xe nhưng mật độ vẫn còn thấp và khó tìm.
Các chuyên gia Trung Quốc cũng đang đề nghị doanh nghiệp nâng cao chất lượng xe đạp để giảm lượng xe thải loại. Ngoài ra, chuyên gia cũng kêu gọi chính phủ xây dựng hệ hống tái chế dành cho xe đạp.
Theo CGTN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?