Tập trung làm điện thoại "tốt trong tầm giá", Xiaomi vươn lên chia sẻ vị trí số 1 với Samsung tại thị trường Ấn Độ

    Minh Ty,  

    Xiaomi đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ ở thị trường Ấn Độ khi tăng gần 4 lần thị phần chỉ trong vòng 1 năm, trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất tại đây cùng với Samsung.

    Năm 2014, "Apple của Trung Quốc" bắt đầu đánh vào thị trường đông dân thứ hai thế giới và cho thấy sức hút mạnh mẽ khi bán được 40.000 chiếc Redmi 1S trong vòng chỉ 4,2 giây. Tính tới cuối năm đó, Xiaomi đã chiếm được 4% thị trường Ấn Độ.

    Tuy nhiên 2015 và 2016 là hai năm đầy sóng gió với Xiaomi khi thị phần của hãng chỉ đạt vỏn vẹn 6%. 2017 là năm chứng kiến sự bức tốc thần kỳ khi tính tới cuối tháng 9, thị phần mà Xiaomi có được đã đạt 22,5% với hơn 9 triệu máy bán ra, ngang bằng với gã khổng lồ Samsung qua đó chia nhau ngôi vương tại Ấn Độ.

    Điều gì giúp Xiaomi thăng hoa tại Ấn Độ?

    Có một vài lý do giúp hãng công nghệ Trung Quốc đạt được kết quả hết sức ấn tượng như trên. Hiện tại Xiaomi đang chiếm hơn 50% số lượng smartphone bán trực tuyến và loại thiết bị này chiếm 35% tổng số hàng hóa online tại Ấn Độ. Tuy nhiên hiện mới chỉ 25% dân số tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới dùng internet, tức tiềm năng còn rất nhiều.

    Theo truyền thống để một công ty sản xuất smartphone chiến thắng tại một thị trường hứa hẹn như Ấn Độ cần thiết lập được kênh phân phối xuyên suốt khắp đất nước. Điều đó cần tới nhân sự tài giỏi, am hiểu thị trường địa phương và quy mô đủ lớn mà thường người ta hay nghĩ tới các tập đoàn trong nước của Ấn Độ hay một gã khổng lồ như Samsung. Tuy nhiên chính Xiaomi chứ không phải ai khác, phá bỏ lối tư duy ấy và tạo ra thành công ngoài mong đợi đồng thời chứng minh kênh phân phối truyền thống không còn là yếu tố then chốt trong vận mệnh một công ty nữa.

     Redmi Note 4 đem lại thành công lớn cho Xiaomi tại Ấn Độ

    Redmi Note 4 đem lại thành công lớn cho Xiaomi tại Ấn Độ

    Lý do thứ hai giúp "Apple của Trung Quốc" thành công chính nhờ những sản phẩm "tốt trong tầm giá". Những chiếc Redmi Note 4 được trang bị cấu hình và tính năng vượt trội nhiều đối thủ khác trong tầm giá của mình và biến đây trở thành sản phẩm bán chạy nhất. Theo nghiên cứu của Counterpoint Research, từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, 3 trong số 5 smartphone bán chạy nhất là của Xiaomi.

    Các công công ty Trung Quốc như Xiaomi, OPPO, Gionee đang nắm hơn 50% thị phần tại Ấn Độ và có xu hướng sẽ còn tiếp tục tăng. Nhờ vào thiết kế hợp thời cùng camera ấn tượng và vi xử lý mạnh mẽ, các smartphone "made by China" dễ dàng đánh bật các smartphone nội địa của Ấn Độ vốn thiết kế na ná nhau và thiếu điểm nhấn.

     Những smartphone của Trung Quốc hấp dẫn hơn nhiều so với sản phẩm nội địa của Ấn Độ

    Những smartphone của Trung Quốc hấp dẫn hơn nhiều so với sản phẩm nội địa của Ấn Độ

    Nhưng với một tập đoàn như Samsung nổi tiếng với hệ thống phân phối rộng khắp và thương hiệu có tên tuổi ở một quốc gia nhạy cảm về giá và thương hiệu như Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế hơn?

    Ít hơn là tốt hơn

    Thực sự việc "đẻ" quá nhiều dòng sản phẩm chính là "gót chân Achilles" của Samsung. Tính riêng phân khúc giá 125 USD (khoảng 2,8 triệu đồng) cho tới 234 USD (khoảng 5,3 triệu đồng) - chiếm 45% số lượng smartphone bán ra tại Ấn Độ - hãng điện tử Hàn Quốc đã có tới hơn 13 mẫu điện thoại khác nhau trong khi con số của Xiaomi chỉ là 6. Và đáng buồn là không sản phẩm nào của Samsung đạt được thành công tương tự như chiếc Redmi Note 4 làm được trong năm nay.

    Trong một khoảng thời gian ngắn, Xiaomi đã chú tâm vào phân khúc "béo bở" tại thị trường Ấn Độ với mức giá từ 156 USD (khoảng 3,5 triệu đồng) cho tới 234 USD (khoảng 5,3 triệu đồng). Trong khi đó Samsung không thực sự có sản phẩm nào nổi bật tại phân khúc này.

    Xiaomi và Samsung đang có hành động trái ngược nhau

    Thị phần ngang bằng với Samsung, đối với Xiaomi thực sự là một thành công trong khi với hãng smartphone số 1 thế giới lại là lời đe dọa. Trong bối cảnh đó, cả hai đều cố gắng bù đắp những phần còn thiếu trong chiến lược kinh doanh của mình nhằm bảo toàn ngôi vương.

     Cửa hàng Mi Home của Xiaomi

    Cửa hàng Mi Home của Xiaomi

    Xiaomi bắt đầu ở rộng mảng phân phối truyền thống tại Ấn Độ thông qua chuỗi cửa hàng Mi Home. Kết hợp với đối tác bán lẻ lớn như Croma, hãng có kế hoạch xây dựng được 1.500 cửa hàng trên 30 thành phố tại quốc gia này. Tính tới tháng 12, Xiaomi đã có được 600 cửa hàng. Samsung lại hành động ngược lại khi có những động thái chú tâm phát triển mảng kinh doanh online tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.

    Tuy nhiên cả hai cần rút được bài học từ Nokia, hãng đã từng nắm hơn 75% thị phần tại đây trong suốt hơn một thập kỷ và biến mất một cách chóng vánh khi chậm chân trong trào lưu smartphone.

    Theo ZDNet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ