Tập trung vào mảng dịch vụ, Apple sẽ phải đối mặt với những thách thức mới trong tương lai
Bán dịch vụ có thể sẽ giúp Apple phát triển kể cả khi doanh số iPhone bắt đầu chậm lại. Song, làm thế nào để khách hàng có thể trả tiền cho các dịch vụ đó sẽ không phải là điều dễ dàng.
Một trong các điểm nổi bật trong kết quả Q3 xuất sắc của Apple vào hôm thứ ba là danh mục Dịch vụ của công ty, bao gồm iTunes, Apple Music, Apple Care, Apple Pay, App Store và các dịch vụ của iCloud. Mảng dịch vụ đã đạt doanh thu kỷ lục là 9,5 tỷ USD. Như Jason Snell đã chỉ ra tại Macworld, con số này là gấp đôi so với 3 năm rưỡi về trước.
Đây là một thành tích ấn tượng, nhưng liệu nó có ý nghĩa gì không đối với một người dùng Apple thông thường? Theo thời gian, điều này có thể sẽ có ý nghĩa với họ. iPhone X đã có kết quả rất tốt trong quý này, chỉ ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một khoản giá cao hơn cho một chiếc điện thoại cao cấp. Nhưng nhìn chung, doanh số bán iPhone vẫn khá bằng phẳng. Trong cuộc họp báo cáo thu nhập của Apple với các nhà phân tích tài chính, CEO Tim Cook đã nói rằng ông ấy cảm thấy hài lòng với điều đó. Thứ nhất, giá thành cao hơn của chiếc iPhone X đã đẩy giá bán trung bình của một chiếc iPhone trong quý từ 606 USD lên 724 USD, kể cả với doanh số bằng phẳng. Tuy nhiên giá thành cao có thể sẽ dẫn đến chu kỳ nâng cấp dài hơn, và có thể khiến giảm doanh thu kể cả với những mẫu điện thoại giá cao hơn. Và khi mà các tính năng điện thoại mới không còn mang tính cách mạng như trước nữa, người dùng cũng sẽ có xu hướng muốn đợi một hai năm trước khi nâng cấp điện thoại.
Vậy Apple có thể tìm thêm nguồn thu nhập ở đâu? Trong một khoảng thời gian dài, mảng dịch vụ trông như một ứng cử viên đáng giá. Kể từ hồi tháng 5, Don Reisinger từ tờ Fortune đã đưa tin trong một cuộc phỏng vấn với nhà phân tích Daniel Ives từ GBH Insights, người mà đã ước tính rằng biên lợi nhuận tạo ra từ mảng kinh doanh này đang nằm trong "khoảng 55%". Ives cũng cho biết ông tin rằng sẽ có triển vọng tích cực trong mảng dịch vụ mà sẽ đẩy doanh thu lên cao hơn. Chỉ trong vòng 3 tháng sau, triển vọng đó trông mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi Apple tập trung vào mảng dịch vụ. Không giống như phần cứng, mảng dịch vụ đem lại một nguồn thu nhập ổn định, tái tạo thường xuyên, đa phần là thông qua hình thức thuê bao. Các nỗ lực phát triển tivi cho riêng Apple có thể đã không đâm hoa kết trái, nhưng khoản đầu tư vào tạo nội dung video dường như bắt đầu đem lại kết quả, và có vẻ như công ty đang mạnh dạn hơn, với nhiều thoả thuận phát triển, thuê các nhân viên chiến lược và quan hệ đối tác với các phương tiện truyền thông lớn.
Tuy nhiên, mặc dù mảng kinh doanh dịch vụ có vẻ như đang ngày càng trông hấp dẫn hơn dưới góc độ doanh thu, có mối lo ngại rằng mảng kinh doanh này trông không hấp dẫn cho lắm với các khách hàng của Apple, đặc biệt là so với các sản phẩm truyền thông của họ từ trước đến nay. Mua một chiếc iPhone mới sáng sủa đẹp đẽ có thể thú vị thật đấy. Nhưng trả hoá đơn hàng tháng ư? Không hay ho cho lắm. Một số người quan sát còn cho rằng Apple có thể sẽ đưa ra những quyết định không thân thiện với người tiêu dùng, đặc biệt là khi khách hàng của công ty đã quá quen với việc được hưởng các dịch vụ của Apple được cung cấp miễn phí.
Trả tiền hàng tháng làm sao mà lôi cuốn được bằng cái cảm giác khi mở hộp iPhone mới?
Lấy ví dụ, John Gruber từ Daring Fireball cho rằng sự tập trung của Apple vào việc tạo ra doanh thu từ dịch vụ sẽ "khiến họ không làm những điều đúng đắn, chẳng hạn như tăng dung lượng lưu trữ iCloud từ 5GB lên một con số hợp lý hơn." Cũng có nhiều suy đoán rằng Apple sẽ tính phí cho các dịch vụ bổ sung.
Khi mà thị trường điện thoại đang đáo hạn và chu kỳ nâng cấp chậm lại, Apple có thể sẽ muốn nhìn vào những mảng kinh doanh khác nếu như học muốn duy trì quý đạo tăng trưởng hiện tại. Điều này có thể dẫn tới nhiều đổi mới trong ngành chăm sóc sức khoẻ, thế dục thể thao, các thiết bị đeo ngoài và nhiều mảng khác nữa. Họ có thể sẽ tạo ra những sản phẩm mà người dùng sẽ háo hức muốn trả tiền để có được. Nhưng các kết quả mới nhất của công ty cho thấy họ cũng có thể sẽ cho ra những sản phẩm cao cấp giá cao hơn, và các dịch vụ kém "sexy" hơn như các nội dung online và dung lượng lưu trữ đám mây.
Tham khảo Fast Company
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"