Tàu ngầm biệt danh "Avenger": 3 năm bắn chìm 44 tàu địch, về già lại được cải biến thành bảo tàng
Trong quá trình phục vụ, tàu ngầm USS Bowfin đã đánh chìm 44 tàu địch với tổng trọng tải lên đến gần 68.000 tấn.
Tàu ngầm lớp Balao USS Bowfin
Là 1 trong 120 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Balao, tàu ngầm USS Bowfin được hạ thủy vào ngày 7 tháng 12 năm 1942 – tức là 1 năm sau trận tấn công phá hoại của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.
Với biệt danh là "Pearl Harbor Avenger" (Kẻ báo thù Trân Châu Cảng), chiếc tàu ngầm này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đánh chìm được nhiều tàu của đối. Đây là một trong số ít tàu ngầm còn sót lại của Mỹ sau Thế chiến II.
Tàu Kirishima Maru của Nhật Bản bị USS Bowfin đánh chìm trong chuyến tuần tiễu đầu tiên kéo dài từ 25-8 đến 10-10 năm 1943
Vũ khí chính của tàu gồm 10 ống phóng ngư lôi 533 mm, súng máy trên boong 102 mm, súng máy phòng không 40 mm Bofors và hai súng máy 12,7 mm.
Hành trình chuyến tuần tiễu đầu tiên của tàu USS Bowfin
Trong Thế chiến II, USS Bowfin đã thực hiện tổng cộng 9 chuyến tuần tiễu đến Biển Đông, Philippines, Indonesia và các đảo của Nhật Bản - nơi mà nó có nhiệm vụ săn lùng các tàu vận tải và hàng hóa của Nhật Bản.
145 thành viên thủy thủ đoàn của tàu USS Bowfin năm 1945
Trong quá trình phục vụ, tàu ngầm USS Bowfin đã đánh chìm 44 tàu địch với tổng trọng tải lên đến gần 68.000 tấn. Tháng 8 năm 1945, trong khi đang lên đường thực hiện nhiệm vụ lần thứ 10 thì thủy thủ đoàn của USS Bowfin nhận được tin nhắn về việc phát xít Nhật Bản đầu hàng nên đã quay đầu trở về Hawaii. Đến tháng 2 năm 1947, USS Bowfin đã ngừng hoạt động và được chuyển đến khu vực "nghỉ dưỡng".
Tàu USS Bowfin trong chiến tranh Liên Tiều năm 1951
Năm 1951, sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, tàu USS Bowfin được đưa trở lại phục vụ và luôn có mặt tại các cuộc tập trận ở San Diego, California trong 2 năm tiếp theo. Khi chiến tranh liên Triều kết thúc, tàu ngầm USS Bowfin lại được đưa vào lực lượng dự bị.
Tàu USS Bowfin đã nằm tại trung tâm huấn luyện tàu ở Seattle (Washington) trong 10 năm
Từ năm 1960 đến 1971, USS Bowfin được đưa đến Seattle (Washington) để làm tàu ngầm huấn luyện. Sau đó, chiếc tàu ngầm đã suýt bị đem rã thành sắt vụn phế liệu nếu không có sự can thiệp của cựu đô đốc hải quân Bernard Clary.
Tàu USS Bowfin tại Pearl Harbor sau khi bị loại khỏi biên chế ngày 1 tháng 9 năm 1971
Năm 1972, ông đã kêu gọi tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ mua lại chiếc USS Bowfin, cải biến thành tượng đài của lực lượng tàu ngầm Mỹ và đặt tại Trân Châu Cảng.
Phòng ngư lôi trên tàu
Bảy năm sau, Hiệp hội Tưởng niệm Hạm đội Tàu ngầm Thái Bình Dương đã mua lại chiếc tàu ngầm USS Bowfin từ Hải quân Hoa Kỳ rồi vận chuyển đến Hawaii. Với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên quân nhân và dân sự, họ đã phục chế chiếc tàu ngầm để biến nó thành một viện bảo tàng. Tháng 4 năm 1981, bảo tàng USS Bowfin đã tiếp đón những vị khách đầu tiên.
Du khách đang tham quan tàu USS Bowfin ngày 27 tháng 6 năm 1986
Chuyến tham quan có âm thanh hướng dẫn kéo dài khoảng nửa giờ. Du khách sẽ được nghe các thành viên thủy thủ đoàn kể những câu chuyện về điều kiện sống và làm việc trên tàu ngầm trong thời chiến, xem các hiện vật khác nhau, như các áp phích tuyển dụng, cờ quân đội và các mẫu vũ khí. Ấn tượng nhất trong số này là Poseidon, một tên lửa đạn đạo đã khai hỏa với tất cả các mạch điện tử của nó đều được trưng bày.
Một góc bên trong tàu USs Bowfin ngày 11 tháng 3 năm 2001
Ngày nay, tàu ngầm USS Bowfin "Avenger of Pearl Harbor" (nằm gần đài tưởng niệm tàu chiến Arizona) đã trở thành hiện vật trung tâm của bảo tàng và công viên Bowfin. Du khách có thể ghé thăm chiếc tàu ngầm vào tất cả các ngày trong năm trừ các ngày lễ lớn: Giáng sinh, năm mới và ngày lễ Tạ ơn.
Tàu ngầm USS Bowfin và bảo tàng tại Trân Châu Cảng, Oahu, Hawaii
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"