Một thanh niên ở Osaka, Nhật Bản đã để lại dấu vết khi thanh toán hóa đơn điện thoại giữa lúc đang thực hiện các vụ cướp liên hoàn.
Ở Nhật Bản, các cửa hàng tiện lợi gần như có mặt ở khắp mọi nơi, cung cấp đủ loại dịch vụ mà mọi người thường sử dụng. Nếu ở trong một khu vực đô thị sầm uất, bạn sẽ không bao giờ phải đi quá xa để mua bất cứ món gì, dù đó là đồ ăn hay văn phòng phẩm.
Thật không may, sự tiện lợi này cũng dễ dẫn đến các hành vi tội phạm, khi cho phép một tên cướp có khả năng tấn công nhiều cửa hàng chỉ trong một lần càn quét một khu vực, nếu chúng đủ táo bạo. Và vào ngày 11/1 vừa qua, một thanh niên 20 tuổi sống ở thành phố Osaka đã bị bắt vì hành vi cướp 4 cửa hàng tiện lợi trong khoảng thời gian khoảng 20 phút.
Theo báo cáo của cảnh sát, cửa hàng đầu tiên bị tấn công vào khoảng sau 3 giờ sáng. Lúc đó anh ta được cho là đã đe dọa nhân viên bán hàng bằng một con dao làm bếp dài 20 cm và yêu cầu người đó giao tiền. Trốn thoát với 60.000 yên (khoảng 10 triệu đồng) tiền mặt, người này sau đó đã cố gắng tấn công ba cửa hàng tiện lợi khác trong vòng chưa đầy nửa giờ. Rất may, không có nạn nhân nào bị hại.
Và nếu bạn thấy tốc độ đó vẫn chưa đủ nhanh, thì nghi phạm cũng được cho là đã dừng lại ở một cửa hàng tiện lợi khác giữa lần thực hiện vụ cướp thứ ba và thứ tư của mình. Tuy nhiên, thay vì đe dọa nhân viên bán hàng tại đây, nghi phạm lại yêu cầu thanh toán hóa đơn điện thoại bằng số tiền mà anh ta đã lấy được vài phút trước đó.
Chính khoảnh khắc ngắn ngủi đầy trách nhiệm này đã chứng tỏ sự suy sụp và làm lộ ra chân tướng của tên cướp. Sau vụ cướp đầu tiên, cảnh sát đã sử dụng các cảnh quay của camera giám sát để theo dõi chuyển động của anh ta giữa các cửa hàng. Tất cả đều nằm trong bán kính 500 mét. Sau đó, họ sử dụng hồ sơ giao dịch thanh toán hóa đơn điện thoại để dễ dàng xác định tên cướp là ai.
Sau khi bị bắt, nghi phạm đã thừa nhận hành vi phạm tội, nói rằng anh ta đang gặp khó khăn về tiền bạc. Cư dân mạng Nhật Bản cũng nhờ đó có cơ hội được một lần tranh luận về hành vi phạm tội có phần bất thường này.
“Sẽ thật buồn cười nếu anh ta cố gắng trả tiền hóa đơn tại cửa hàng mà mình đã cướp.”
“Có lẽ sau ba lần thành công, hắn ta hẳn đã cảm thấy mình bất khả chiến bại.”
“Tôi tự hỏi liệu anh ta có bị nghiện smartphone hay không.”
“Có vẻ như anh ta cảm thấy nguy cơ không có điện thoại dùng còn tệ hơn là phạm tội cướp giật.”
“Nó giống như game Grand Theft Auto ngoài đời thực vậy.”
Có lẽ trò chơi điện tử của hãng Rockstar Games phải chịu một phần trách nhiệm trong việc này. Không phải vì hướng dẫn hành vi phạm tội mà là việc gieo vào đầu mọi người tâm lý chỉ cần chờ vài phút để các ngôi sao phía trên màn hình biến mất sau một lần phạm tội là họ có thể tiếp tục các hoạt động một cách bình thường như chưa có gì xảy ra.
Tham khảo Soranews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín