Tesla ra quy định cực gắt với siêu bán tải sắp ra mắt: bán lại không hỏi ý kiến của hãng có thể bị phạt hơn 1 tỷ đồng
Mẫu siêu bán tải điện của Tesla bị cấm bán lại trong vòng 1 năm nhằm ngăn chặn việc kiếm lời.
- Huawei chứng minh cho cả thế giới thấy làm xe điện dễ như lắp điện thoại: Thuê ngoài mọi thứ, viết phần mềm và dán nhãn là xong
- Hết lời khen ngợi nhưng Warren Buffett không ngừng ‘nhấn nút bán’ cổ phiếu hãng xe điện Trung Quốc: Lý do sâu xa khiến ai cũng gật gù
- Dùng xe điện chạy dịch vụ, chủ xe đi được hơn 1 năm thì 'chết' pin, đại lý báo giá thay pin hết 220 triệu
- Xe điện Tesla chìm nghỉm vẫn bốc cháy ngùn ngụt
Sau 4 năm công khai trước công chúng và nhiều lần bị trì hoãn, chiếc bán tải chạy điện đầu tiên của Tesla - Cybertruck chỉ chờ ngày ra mắt chính thức vào ngày 30/11 sắp tới. Đây là sự kiện mà những người hâm mộ Tesla và tiên phong mua Cybertruck đã háo hức chờ đợi từ lâu.
Hiện đã có tới 2 triệu lượt đặt chỗ trước để mua Cybertruck dù ở đợt giao hàng đầu tiên, Tesla chỉ cung cấp một số lượng xe hạn chế ra thị trường. Do đó, nhằm ngăn chặn tình trạng kiếm lời từ việc bán lại xe, Tesla đã áp đặt chính sách cấm người mua Cybertruck bán lại chiếc xe điện của mình trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận xe.
Tuy nhiên, nếu có vấn đề bất ngờ xảy ra, chủ xe có thể bán ngược lại cho nhà sản xuất với chi phí, thời gian tùy thuộc quyết định của Tesla. Giá bán xe đã qua sử dụng sẽ được tính khấu hao bằng 0,25 đô la/dặm đường đã đi, cộng với sự hao mòn, chi phí cần sửa chữa nếu có và chi phí chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng khôi phục tình trạng như mới.
Ví dụ, nếu xe đã di chuyển 10.000 dặm và chủ sở hữu muốn bán lại cho nhà sản xuất, Tesla sẽ trừ chi phí khấu hao vào giá trị của xe là 2.500 USD.
Nếu trong trường hợp Tesla từ chối mua lại chiếc Cybertruck thì chủ nhân mới được phép bán xe cho bên thứ 3 sau khi đã nhận được sự đồng ý bằng văn bản từ hãng.
Trong trường hợp Tesla phát hiện ra rằng chủ sở hữu Cybertruck đã vi phạm các quy tắc trên, phía công ty sẽ khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hãng tới 50.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng) hoặc toàn bộ giá bán xe nếu vượt trên 50.000 đô la. Bên cạnh đó, chủ xe cũng đối mặt với nguy cơ bị Tesla cấm vĩnh viễn không được mua xe của hãng.
Đây được coi là một biện pháp cứng rắn để chống lại những người muốn bán xe để kiếm lời. Những thỏa thuận như vậy không phải là hiếm trong ngành công nghiệp ô tô đối với những loại xe có số lượng ít nhưng có nhu cầu cao.
Ferrari cũng có chính sách cấm khách hàng bán lại xe của mình trong năm đầu tiên, nhưng không có điều khoản bán lại cho nhà sản xuất. Hãng Ford thậm chí đã từng kiện nam đô vật nổi tiếng John Cena vì anh bán chiếc Ford GT thế hệ hai sau khi mua về chưa lâu.
Tuy nhiên, hãng xe điện Tesla có vẻ đã suy nghĩ lại chính sách nghiêm ngặt này của mình. Vào ngày 14/11, tờ InsideEV cho biết, toàn bộ phần cam kết nói trên đã bị hãng lặng lẽ loại bỏ khỏi "Thỏa thuận đặt hàng xe cơ giới Cybertruck tại Mỹ của Tesla" trình lên cơ quan có thẩm quyền.
Theo thông báo, Cybertruck có tổng cộng 3 phiên bản với giá bán như sau: Cybertruck bản 1 động cơ: 39.900 USD. Cybertruck bản 2 động cơ: 49.900 USD. Cybertruck bản 3 động cơ: 69.900 USD.
Tham khảo: InsideEV
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4