Tesla sẽ tạo nên câu chuyện vĩ đại nhất lịch sử ngành ôtô và trở thành thế lực đáng sợ cho các nhà sản xuất truyền thống
Ngành công nghiệp ô tô có quy mô rộng lớn và tác động tới cuộc sống của hầu hết mọi người trên hành tinh, nhưng đáng ngạc nhiên là nó thiếu những câu chuyện hấp dẫn.
Trên thực tế, bạn có thể phác họa một đường thẳng từ thời Henry Ford cho tới Elon Musk với một vài bước uốn lượn của Enzo Ferrari, Preston Tucker và John DeLorean.
Những người sáng lập Tesla và sau này là Musk trên cương vị CEO của công ty đã đạt được thành quả đáng kinh ngạc chưa từng có từ trước tới nay.
Ngành công nghiệp ôtô vốn rất phũ phàng với những doanh nhân thích phiêu lưu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Musk và Tesla đã chống lại quy luật đó với đợt tăng cổ phiêu lớn trong năm nay, vốn hóa thị trường công ty thậm chí còn vượt qua hai ông lớn hàng đầu thế giới gồm GM và Ford.
Tesla vẫn chưa trở thành nạn nhân của chính thành công của mình, nhưng phần còn lại của toàn ngành đã thấy sức nóng từ hãng. Hôm thứ Hai, Ford đã thay vị CEO gần 3 năm Mark Field dù có 2 năm đạt lợi nhuận kỷ lục. Giới phân tích đều cho rằng, sự ra đi của Fiel phần lớn nguyên do từ màn tăng trưởng ấn tượng của Tesla khiến Ford tụt lùi phía sau và trở thành chủ đề bàn tán tại Silicon Valley.
Nhưng thực tế, Field ra đi bởi kể từ khi ông nhậm chức tới nay, giá cổ phiếu của Ford đã giảm gần 40%. Sự nổi lên của Tesla chẳng mang lại lợi lộc gì cho Ford cũng như các nhà sản xuất truyền thống, bởi giữa lúc “con cưng” của Musk vẫn khiêm tốn bán ra 80.000 xe mỗi năm, họ đã chia nhau khoản lợi nhuận và doanh thu khổng lồ.
Con sóng mang tên Tesla đang vỗ bờ
Lấy ví dụ, General Motors có đội ngũ điều hành giỏi nhất lịch sử của mình với những quyết định tài chính cứng rắn dưới thời CEO Mary Barra để không bị cuốn vào đợt phá sản của thành phố Detroit năm 2009, thành trì của ngành công nghiệp ôtô Mỹ.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu và thị phần công ty đã sụt giảm đáng kể so với Tesla. Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện Barra đang phải đối mặt với những hoạt động của các activist shareholder (nhà đầu tư chủ động – những người mua cổ phần nhằm tạo tác động lớn làm thay đổi doanh nghiệp).
David Einhorn của Greenlight Capital, một trong những cái lên nổi tiếng của giới activist shareholder đang tiến hành cuộc chiến ủy nhiệm trước cuộc họp cổ đông thường niên của GM vào tháng 6. Ông muốn chia nhỏ cổ phiếu GM thành hai loại: một cho người mua kiếm cổ tức, một cho nhà đầu tư tăng trưởng – và có ba ghế trong ban quản trị của GM.
Đó là bài toán đau đầu mà Barra và đội ngũ của bà phải đối mặt, mà đáng ra không đến nỗi như vậy nếu Tesla không bám đuổi riết rao GM thời điểm hiện tại.
Từ lâu, các nhà sản xuất ôtô truyền thống trở thành món hời lớn để giới đầu tư mua cổ phiếu ăn chia cổ tức, nhưng lợi nhuận 4,5% của GM chẳng đáng là gì so với mức tăng 50% của Tesla trong vòng 6 tháng qua và mức tăng 1.500% lợi nhuận kể từ đợt IPO năm 2010. GM trái lại hầu như không trở lại mức giá 33 USD IPO năm 2010.
Nhiều nạn nhân tiếp theo
Nếu vẫn bay bổng như hiện nay, Tesla sẽ còn khiến nhiều cái tên điêu đứng. Giới phân tích nhận định, trường hợp thuận lợi nhất, công ty sẽ tạo được mức tăng cổ phiếu từ 300 USD đến 500 USD (tất nhiên nếu tệ thì sẽ rớt xuống còn 50 USD).
Mark Fields đã phải rời ghế CEO của Ford
Khi đó, Tesla có thể bán từ 1 triệu xe mỗi năm hoặc hơn và đánh bật các nhà sản xuất ôtô khỏi thị trường Mỹ (nếu chỉ xét tới vấn đề kinh doanh). Thung lũng Silicon rõ ràng vui mừng với kết quả đó, nhưng còn ai sẽ làm việc để phục vụ ngành công nghiệp này, từ thiết kế, tiếp thị, xây dựng cho đến bán xe hơi.
Phải nói lên sự thật rằng, Tesla tạo ra mức tăng trưởng vượt trội cũng bởi thế “độc tôn” trên thị trường xe điện vì chưa có cái tên nào xứng tầm ganh đua. Bolt EV của GM chỉ manh nha cạnh tranh từ năm 2016.
Tầm nhìn của Elon Musk sẽ biến Tesla thành đế chế hùng mạnh trên thị trường ôtô của Mỹ và toàn thế giới. Thung lũng Silicon đã chán ngấy với kiểu cạnh tranh như vậy. Từ Microsoft đến Apple, Amazon, Google hay Facebook đều chiếm đa số lợi nhuận của ngành mà họ tập trung vào.
Các chuyên gia đề nghị chính phủ Mỹ cần can thiệp để tránh tình trạng độc quyền. Còn với những công ty khác, bài học rút ra từ Ford là nếu không thể tạo nên sự khác biệt như Musk, họ có thể gặp rắc rối nghiêm trọng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI