TGĐ Vingroup nói về chuyện robot cướp việc làm của con người ở APEC: "Có một số sản phẩm chỉ có thể làm bằng tay, ví dụ như chiếc áo dài tôi đang mặc"
Là 1 diễn giả tham gia phiên thảo luận này, bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup đã cùng các diễn giả khác đã bàn về những tác động của công nghệ đến thị trường việc làm, trong bối cảnh nhiều người lo ngại robot và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cướp đi việc làm của con người.
Sáng nay (9/11), CEO Summit, hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp lớn nhất lịch sử APEC tiếp tục bước sang ngày thứ hai. Mở đầu ngày làm việc là phiên thảo luận với chủ đề “Đối thoại về các phương pháp tiếp cận để thúc đẩy các công nghệ, công ty và ngành tạo thêm nhiều việc làm trong thị trường toàn cầu đầy cạnh tranh và năng động”.
Là 1 diễn giả tham gia phiên thảo luận này, bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup đã cùng các diễn giả khác đã bàn về những tác động của công nghệ đến thị trường việc làm, trong bối cảnh nhiều người lo ngại robot và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cướp đi việc làm của con người. Bà Hoa cho biết trước đây bà cũng nghĩ rằng robot sẽ cướp đi việc làm của con người, nhưng thực ra công nghệ phát triển lại có thể tạo ra những ngành kinh doanh mới, tạo ra những cơ hội việc làm mới.
Bà lấy ví dụ ở Vingroup có 7 mảng kinh doanh khác nhau nhưng có 3 mảng tận dụng công nghệ rõ ràng nhất là y tế, giáo dục và nông nghiệp. Máy móc nhập khẩu có thể giúp các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, trong khi Vingroup cũng ứng dụng nhiều công nghệ trong mảng nông nghiệp công nghệ cao. Bà cho biết Vingroup hi vọng trong 5 năm tới có thể áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa để phát triển nông nghiệp thông minh.
Dù máy móc có thể khiến một vài cơ hội việc làm bị khép lại nhưng cũng có những cơ hội mới mở ra, như cần có người tạo ra robot, cần bộ phận kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng robot, bà Hoa nói.
Theo bà Hoa, chỉ những công việc đơn giản sẽ bị mất đi. Mặt khác, vì những công việc đơn giản đã được thay thế bởi robot, con người sẽ có thể tìm thấy những cơ hội việc làm ở một tầm cao mới, tối ưu hóa lợi ích, nâng cao năng suất.
Bà Hoa chỉ ra rằng xã hội của chúng ta phức tạp hơn và robot chỉ có thể làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, chứ không phải những công việc có liên quan đến cảm xúc hay cần sự tỉ mỉ khéo léo của bàn tay thủ công.
“Ở Việt Nam, nhiều nhà máy dệt may có thể sử dụng máy móc để sản xuất quần áo. Nhưng đối với những sản phẩm truyền thống chỉ có thể làm bằng tay,như chiếc áo dài mà tôi đang mặc”, bà Hoa nói.
Các diễn giả khác tham gia phiên thảo luận gồm có bà Chrystia Freeland, nữ Ngoại trưởng của Canada; ông Ning Tang, Chủ tịch kiêm CEO của CreditEase (một trong những công ty fintech hàng đầu Trung Quốc) và cũng là người thành lập quỹ China Growth Capital chuyên đầu tư vào các startup, nhà đồng sáng lập Nathan Blecharczyk của công ty kinh doanh dịch vụ chia sẻ chỗ Airbnb.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming