Robot săn sự sống ngoài hành tinh trị giá 2,7 tỉ USD của NASA vừa tự xoay, lắc, dùng máy khoan đập... "tấn công" bạn đồng hành SHERLOC của nó.
- NASA và SpaceX ký thỏa thuận đưa Trạm vũ trụ quốc tế về "nơi an nghỉ cuối cùng"
- NASA bị kiện vì để rác từ "trên trời" rơi trúng nhà dân
- Kĩ sư NASA làm cách nào để sửa thành công tàu vũ trụ 47 tuổi ở khoảng cách 24 tỉ km?
- Boeing tiếp tục vướng bê bối: Đưa thành công phi hành gia NASA tới Trạm vũ trụ nhưng hiện... chưa thể đưa quay về Trái Đất
- NASA tuyên bố chụp được “hóa thạch của vũ trụ"
Tuyên bố mới của NASA cho biết một thiết bị giúp robot dạng xe tự hành Perseverance trên Sao Hỏa tìm kiếm các dấu hiệu tiềm ẩn của sự sống ngoài hành tinh đã hoạt động trở lại.
Đó là "thám tử" SHERLOC, đã ngừng hoạt động vào tháng 1 năm nay do... kẹt nắp ống kính.
Theo SciTech Daily, thiết bị được đặt cái tên gợi nhớ đến nhân vật thám tử Sherlock Holmes của nhà văn Sir Arthur Conan Doyle vốn có tên đầy đủ là "Quét môi trường sống bằng Raman và phát quang để tìm chất hữu cơ và hóa chất".
SHERLOC là một trong các thiết bị quan trọng hàng đầu gắn trên chiến binh săn sự sống ngoài hành tinh Perseverance của NASA.
Khi đang phân tích một mục tiêu đá bằng máy quang phổ và camera của nó, SHERLOC bất ngờ gặp sự cố.
Phân tích của nhóm SHERLOC chỉ ra sự cố của một động cơ nhỏ chịu trách nhiệm di chuyển nắp ống kính bảo vệ cũng như điều chỉnh tiêu điểm cho máy quang phổ và máy ảnh ACI.
Bằng cách thử nghiệm các giải pháp tiềm năng trên một thiết bị SHERLOC trùng lặp tại JPL, nhóm đã bắt đầu một quá trình đánh giá dài để tìm kiếm xem nhiệm vụ nào phù hợp để trao cho Perseverance.
Bởi lẽ, không ai tiếp cận được Sao Hỏa và cách duy nhất là con robot này phải tự làm mọi việc.
Họ đã thử đề nghị Perseverance làm nóng động cơ nhỏ của nắp ống kính; xoay, lắc nó các kiểu, thậm chí "bạo lực" hơn là dùng... máy khoan đập trang bị trên xe để cố làm nắp này bật ra.
Cách sửa chữa kỳ quặc giống như cách người ta thử đập những chiếc ti vi đời cũ hư hỏng này cuối cùng đã cứu được thiết bị đắt đỏ của con robot 2,7 tỉ USD này.
“Nhiệm vụ Sao Hỏa rất khó, và việc đưa các thiết bị trở về từ bờ vực còn khó hơn nữa” - nhà khoa học Art Thompson, Giám đốc dự án Perseverance của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, cho biết.
Perseverance đang trong giai đoạn cuối của chiến dịch khoa học thứ tư, tìm kiếm bằng chứng về các mỏ cacbonat và olivin trong Margin Unit, một khu vực dọc theo bên trong vành miệng hố khổng lồ Jezero Crater.
Jerreo Crater là một đồng bằng sông cổ đại được cho là từng tràn ngập sự sống.
Trên Trái đất, cacbonat thường hình thành ở vùng nước nông của các hồ nước ngọt hoặc hồ kiềm. NASA đưa ra giả thuyết rằng điều này cũng có thể xảy ra với Margin Unit, được hình thành cách đây hơn 3 tỉ năm.
Giờ đây, nó có thể tiếp tục nhiệm vụ này một cách hiệu quả nhờ sự hồi sinh của "thám tử" SHERLOC.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4