Trong suốt 20 năm qua, rất nhiều liên doanh từ sản xuất máy bay, tàu cao tốc, xây dựng… đã có sự chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài với các hãng Trung Quốc để rồi sau đó họ nhận ra mình phải cạnh tranh từ chính liên doanh này.
Nói đến thị trường xe hơi, các nước Phương Tây luôn được nhắc tới đầu tiên bởi lịch sử sản xuất và phát triển dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cũng như biến động trên thị trường giờ đây đang khiến nhiều nước mới nổi như Trung Quốc trỗi dậy trong ngành công nghiệp này.
Đầu tháng 9/2017, hãng xe Renault Nissan tuyên bố hợp tác với công ty Dongfeng Motor Corporation nhằm sản xuất xe điện. Tuyên bố trên của Nissan được đưa ra sau khi hãng Ford lên kế hoạch hợp tác với Zotye Auto, một công ty sản xuất xe ít tiếng của Trung Quốc, cũng để phát triển xe điện.
Không chịu kém cạnh, Volkswagen cũng nhận được sự chấp nhận của chính phủ trong tháng 5 vừa qua cho việc hợp tác với JAC Anhui để sản xuất xe điện. Tập đoàn GM vào tháng 8/2017 cũng tuyên bố bắt đầu sản xuất dòng xe điện Baojun với giá 5.300 USD, hợp tác với công ty Trung Quốc SAIC Motor.
Những động thái trên của các tập đoàn xe quốc tế không hoàn toàn tự nguyện khi Trung Quốc đưa ra những quy định khắt khe, buộc các công ty này phải cộng tác với những hãng xe trong nước nếu muốn bán sản phẩm tại thị trường số 1 thế giới.
Doanh số bán xe điện tại Trung Quốc và toàn thế giới (triệu chiếc)
Quyết định trên của chính quyền Bắc Kinh là một bước đi khôn ngoan khi phát triển công nghệ xe điện dựa trên sự hợp tác với các hãng xe quốc tế có nhiều kinh nghiệm.
Kể từ năm 1984, các tập đoàn xe quốc tế đã được phép sản xuất xe Jeep tại Trung Quốc với điều kiện liên doanh với 1 hãng nội địa và doanh nghiệp trong nước này phải nắm tối thiểu 50% cổ phần của liên doanh mới. Nhờ đó, các hãng xe nội địa của Trung Quốc ngày nay đã có thể tự sản xuất ô tô để bán trong nước và xuất khẩu ra quốc tế.
Tuy nhiên, việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) khiến những rào cản trong ngành ô tô của Trung Quốc buộc phải hạ xuống. Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng lập lại bước phát triển của ngành xe hơi một lần nữa với thị trường xe điện.
Quyết không từ bỏ
Kết quả của chính sách liên doanh ô tô tại Trung Quốc trong 30 năm qua không thực sự nổi bật. Mặc dù các hãng xe Trung Quốc đã tự sản xuất được ô tô nhưng họ chưa tạo được tiếng vang cho thương hiệu hay trở thành những tập đoàn tầm cỡ quốc tế như Toyota, Huyndai.
Các thương hiệu ngoại vẫn chiếm phần lớn doanh số kinh doanh ô tô ở Trung Quốc và việc xuất khẩu xe hơi nội địa ra nước ngoài của nước này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài hình ảnh thương hiệu, những tai tiếng về chất lượng sản phẩm Trung Quốc cũng khiến ngành xe hơi nước này phải đau đầu.
Thậm chí, những hãng xe liên doanh với nước ngoài chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm thương hiệu ngoại mà không mặn mà với các nhãn xe nội địa.
Bất chấp điều đó, chính quyền Bắc Kinh vẫn muốn đi theo lối mòn để phát triển mảng xe điện. Năm 2016, ngành sản xuất ô tô điện đã được đưa vào 1 trong 10 mảng được Trung Quốc tập trung đầu tư để có thể cạnh tranh thế giới, nằm trong chiến lược “Made in China 2025” của chính quyền Bắc Kinh.
Tỷ lệ doanh số bán xe tại Trung Quốc trên tổng số của các hãng quốc tế (%)
Chính phủ Trung Quốc mới đây đã ra quyết định yêu cầu các hãng xe phải sản xuất một lượng nhất định các xe điện hoặc bỏ phí mua hạn lượng khí thải carbon vào năm 2018 với mục đích bảo vệ môi trường. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng mục đích chính của động thái này là nhằm bảo hộ các hãng sản xuất xe điện địa phương, vốn có lợi thế trong mảng này.
Những tập đoàn xe hơi quốc tế đã cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách hoãn thi hành quy định trên trong vòng 1 năm nữa nhưng thất bại. Hệ quả là những công ty này không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên doanh với các hãng nội địa để sản xuất các xe điện tại Trung Quốc.
Theo hãng Gao Feng Advisory, quyết định trên sẽ khiến các hãng xe nước ngoài buộc phải hợp tác sản xuất xe điện với công ty Trung Quốc nếu vẫn muốn duy trì bán xe hơi chạy xăng truyền thống tại thị trường số 1 thế giới.
Thêm vào đó, việc Trung Quốc yêu cầu các hãng xe hơi đăng ký bản quyền công nghệ khi sản xuất, không bao gồm các hãng xe quốc tế trong đó khiến những công ty nước ngoài lo ngại kỹ thuật của họ sẽ bị đánh cắp.
Trong suốt 20 năm qua, rất nhiều liên doanh từ sản xuất máy bay, tàu cao tốc, xây dựng… đã có sự chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài với các hãng Trung Quốc để rồi sau đó họ nhận ra mình phải cạnh tranh từ chính liên doanh này.
Ngôi vị số 1
Theo Cựu giám đốc điều hành GM, ông Michael Dunne, các hãng ô tô Trung Quốc hiện đang tăng cường thu mua những hãng xe quốc tế để hướng tới vị trí số 1 trong ngành. Năm 2016, các công ty Trung Quốc đã chi tiêu tới 140 tỷ USD để mua bán và sáp nhập (M&A), đứng sau mỗi Mỹ về tổng giá trị, và con số này theo dự đoán của hãng White&Case có thể tăng mạnh hơn nữa trong năm nay.
Tổng giá trị M&A của Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2025 cao hơn 100% so với 2010-2015 và với đà tăng trưởng, dù giảm tốc, như hiện nay, số tiền doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài sẽ còn tăng mạnh.
Những thương vụ như Tencent mua lại 5% cổ phần của Tesla hay Pacific Century Motor mua lại Delphi Corp chỉ là những màn "khởi động”.
Top 10 liên doanh xe hơi lớn tại Trung Quốc theo tổng sản lượng sản xuất (nghìn xe) và thị phần (%)
Với vị thế là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, việc mua lại các hãng xe quốc tế để tận dụng kỹ thuật có lợi hơn rất nhiều so với việc tự phát triển, đó là chưa kể đến cơ hội được tiếp xúc với thị trường nước ngoài của các công ty Trung Quốc.
Trong tương lai không xa, các bộ phận sản xuất của những thương hiệu lớn như GM rồi sẽ phải chuyển giao cho Trung Quốc nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại thị trường này. Sau đó, các công ty nội địa Trung Quốc với công nghệ đầy đủ sẽ lắp ráp và bán lại cho những cửa hàng đại lý tại Mỹ hay nước khác.
Hiện Mỹ không còn là thị trường định hướng ngành xe hơi quốc tế mà là Trung Quốc. Hãng GM bán xe tại Trung Quốc nhiều hơn cả Mỹ.
Với một lượng tài chính khổng lồ cùng tham vọng thống trị ngành ô tô của chính phủ, các hãng xe Trung Quốc đang vung tiền xâm chiếm trong ngành xe hơi. Tập đoàn quốc doanh ChemChina mua lại hãng sản xuất lốp Piralli&C.Spa của Italy, hãng Midea đấu thầu 5 tỷ USD để mua lại hãng sản xuất robot hàng đầu của Đức là Kuka trong khi Zhejang Geely đã hợp tác sản xuất với Volvo trong 7 năm qua.
Mới đây, tập đoàn Rhodium cũng công bố đã đầu tư hơn 3 tỷ USD từ năm 2000 đến này trong mảng ô tô tại Mỹ.
“Những người Trung Quốc nói rằng ‘Nếu chúng ta có thể đánh vỡ được thị trường Mỹ thì chúng ta có thể chiến thắng ở tất cả các thị trường khác’. Và đây là nguyên nhân họ vô cùng tích cực trong việc M&A”, ông Dunne nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"