Mọi kế hoạch phát triển game trong năm 2023 của Microsoft đang tập trung vào dự án mua lại Activision Blizzard.
Hành trình của ngành game năm 2022 sắp kết thúc. Năm qua chứng kiến sự phát triển chậm lại của ngành công công nghiệp trò chơi điện tử bởi ảnh hưởng ít nhiều sau đại dịch. Tuy nhiên, đây cũng là bước lùi lại, lấy đà cho một năm 2023 sắp tới đầy hứa hẹn về sự "bùng nổ".
Với Microsoft, điều mà họ trông chờ nhất trong năm 2023 là việc hoàn thiện kế hoạch mua lại Activision Blizzard. Dự án này đang trong tình trạng không mấy suôn sẻ bởi Ủy ban Thương mại Liên bang và cộng đồng dồn sức ngăn chặn điều này. Nếu thành công, Microsoft sẽ vượt qua Sony, trở thành nhà phát hành trò chơi điện tử lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Tencent.
Viễn cảnh tươi đẹp sau đó là Xbox Game Studios có thể sở hữu lượng nhượng quyền trò chơi đình đám, gồm: Call of Duty, Warcraft, Diablo, Minecraft, Age of Empires, Sea of Thieves, Gears of War… Điều này chỉ có một số ít nhà phát hành khác làm được, tuy nhiên họ đã phải xây dựng danh sách từ 30 - 40 năm qua.
Đặc biệt, trong kế hoạch 2023 của mình, Microsoft sẽ tiến hành sử dụng King - công ty con của Activision Blizzard, nhà sản xuất các thương hiệu trò chơi di động nổi tiếng như Candy Crush và Bubble Witch, nhằm phát triển trong ngành công nghiệp game di động đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, nếu Ủy ban Thương mại Liên bang ngăn chặn thành công việc mua lại thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch mở rộng của Microsoft trong thời gian tới.
Một hoạt động lớn khác của Microsoft trong năm 2023 là việc phát hành ba trò chơi lớn, được ví như "bom tấn": Starfield, Redfall và một tựa game chưa xác định khác, sẽ xuất hiện độc quyền cho Xbox và PC. Dự kiến, tất cả sẽ xuất xưởng ở mức giá cao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"