'Tham vọng xanh' trị giá 5 tỷ USD của nước Mỹ: Thiết lập mạng lưới 500.000 trạm sạc trên toàn quốc, cứ 80 km lại có 1 trạm sạc xe
(Tổ Quốc) - Tham vọng chuyển từ động cơ đốt trong sang điện khí hóa là một trong những mục tiêu cắt giảm carbon lớn nhất của Tổng thống Joe Biden.
- Chân dung TSMC - Hãng bán dẫn hàng đầu thế giới, mắt xích quan trọng của nhiều lĩnh vực chủ chốt từ TV, điện thoại đến ô tô
- Câu chuyện đằng sau hệ điều hành Linux “chính chủ” của Google
- Trên bể cá, dưới PC, đây là chiếc case dành cho game thủ yêu thủy sinh
- Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chip
Không gian rộng lớn, hùng vĩ của những ngọn núi và đồng bằng vô tận tại Montana dường như được mẹ thiên nhiên tạo ra để phục vụ cho một chuyến du ngoạn. Tuy nhiên, phải là một chuyến du ngoạn bằng xe xăng, chứ không phải xe điện.
Theo Bloomberg, Montana gần như có rất ít các trạm sạc điện. Trên khắp tiểu bang, chính quyền địa phương chỉ thống kê được 57 trạm sạc, hầu hết tập trung ở các thị trấn và thành phố lớn thay vì dọc các tuyến đường cao tốc. Chính vì vậy, việc di chuyển bằng xe điện qua các cung đường dài đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch rất cẩn thận.
“Bạn phải kiểm tra lại bằng bản đồ. Đó thực sự là một cuộc phiêu lưu không hề dễ dàng’’, Nick Shrauger, một cư dân Bozeman chia sẻ câu chuyện của mình với tờ Bloomberg.
Được biết, ông Shrauger sở hữu một chiếc Chevrolet Bolt 2017, một trong số 1.650 chiếc xe điện được đăng ký tại bang, để vận chuyển các thùng nhiên liệu từ trạm xăng đến trang trại nhỏ trồng cỏ khô của mình. Tuy nhiên, đối với các chuyến đi bằng đường cao tốc, Shrauger phải dùng đến chiếc Toyota Highlander chạy bằng xăng của mình. Nguyên nhân là bởi đường cao tốc không có trạm sạc điện, và việc tính toán các cung đường khác sẽ rất mất thời gian.
“Tôi phải vật lộn chạy 8.000 dặm/năm vì thiếu sạc’’, Shrauger, 86 tuổi, một giáo sư kỹ thuật điện đã nghỉ hưu tâm sự.
Đó chính xác là bài toán mà Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn khắc phục.
Với mong muốn thúc đẩy nhu cầu của người Mỹ với xe điện, chính quyền ông Joe Biden đang lên kế hoạch thiết lập một mạng lưới 500.000 trạm sạc trên toàn quốc để nối các khu vực thành thị và nông thôn với đường bờ biển. Luật cơ sở hạ tầng được thông qua hồi năm ngoái đã dành ra 5 tỷ USD để hiện thực hóa tham vọng này.
Dọc theo các tuyến đường cao tốc giữa các tiểu bang và nhiều con đường chính khác, giới chức địa phương muốn cứ hơn 80 km lại có 1 trạm sạc xe với ít nhất 4 cổng sạc. Các gói hỗ trợ của từng bang, dự kiến được phân bổ từ mùa thu này, sẽ tương đương với gói chi tiêu hàng năm cho đường cao tốc liên bang.
Tham vọng chuyển từ động cơ đốt trong sang điện khí hóa là một trong những mục tiêu cắt giảm carbon lớn nhất của Tổng thống Joe Biden. Song điều này đồng nghĩa với việc nước Mỹ phải thuyết phục hàng triệu tài xế - những người luôn lo lắng về tình trạng xe hết điện dọc đường. Đây cũng chính là một bài toán hóc búa khiến những vùng nông thôn nước Mỹ không thể hòa nhập với cuộc cách mạng xe điện.
Để đảm bảo những tài xế này không bị mắc kẹt giữa đường, giới chức địa phương cần lắp đặt thêm nhiều trạm sạc xe điện, đặc biệt ở các cung đường xa trung tâm. Báo cáo riêng của Montana cho thấy, do hiện nay lượng xe điện chưa phổ biến, sẽ có ít hơn 10 lần sạc mỗi tháng ứng với mỗi trạm sạc. Chủ sở hữu các trạm này sẽ không thu về nhiều lợi nhuận cho đến khi xe điện trở thành loại phương tiện xuất hiện nhiều trên đường phố. Ngoài ra, họ cũng sẽ mất thêm phí bảo trì các trạm sạc để bảo đảm chúng hoạt động tốt bất kể thời tiết.
“Nó không giống như một chiếc bốt điện thoại trả tiền mà bạn có thể đặt ở đó’’, Michael Farkas, Giám đốc điều hành của Blink Charging Co. cho biết.
Điều này thúc đẩy chính phủ “xắn tay” vào cuộc. Các công ty như Blink, EVgo, ChargePoint Holdings Inc. và Electrify America LLC đã triển khai bộ sạc trong nhiều năm và đang đẩy mạnh hợp tác với các nhà sản xuất ô tô lớn như General Motors Co. và Ford Motor Co. Họ chủ yếu tập trung vào các khu vực thành thị và ngoại ô, những nơi đầu tiên đón nhận xe điện, thay vì nhiều tuyến đường cao tốc.
“Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là chính phủ phải đầu tư vào những địa điểm mà các công ty tư nhân ít để ý tới trong một thời gian khá dài’’, Kyla Maki, một chuyên gia tài nguyên năng lượng của Sở Chất lượng Môi trường Montana nói. “Đường cao tốc Mỹ 2 dọc theo biên giới phía Bắc là tuyến đường ít xe qua lại song lại đóng vai trò vô cùng quan trọng với khách du lịch Canada. Khu vực này sẽ khó hút vốn đầu tư của bất kỳ công ty tư nhân nào trong vòng 5 năm, thậm chí có thể là 7 năm nữa”.
Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang được giám sát bởi 2 cơ quan liên bang: Bộ năng lượng & giao thông vận tải cũng như một văn phòng chung liên kết cả hai bên. Luật cơ sở hạ tầng cũng đã dành ra 2,5 tỷ USD cho các dự án thu phí tập trung vào cộng đồng. Số tiền cụ thể sẽ được trao cho các bang dựa trên cơ sở cạnh tranh.
Trước đây, chính phủ liên bang đã thử nghiệm nhiều dự án sạc điện ở quy mô nhỏ song không thành công. Cựu Tổng thống Barack Obama đã coi EV như một phần của kế hoạch phục hồi kinh tế của mình sau cuộc Đại suy thoái, đồng thời chi 100 triệu USD vào năm 2009 cho Ecotality Inc. của San Francisco để triển khai các bộ sạc dân dụng, thương mại và công cộng tại 5 khu vực đô thị trên khắp đất nước. Các bộ sạc nhanh được cho là sẽ được lắp đặt dọc theo các con đường lớn, nhưng do có rất ít người mua xe điện vào thời điểm đó nên chính phủ đã thu hẹp đáng kể sáng kiến này. Ecotality sau đó nộp đơn phá sản vào năm 2013.
Trong những năm sau đó, Mỹ tụt hậu rất nhiều so với châu Âu và Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới xe EV của mình. Theo Bloomberg NEF, tính đến cuối năm 2021, Mỹ lắp đặt được 112.900 bộ sạc công cộng trên khắp cả nước so với 442.000 ở châu Âu và 1,15 triệu ở Trung Quốc. Khoảng cách đó đang tăng lên, với chỉ 23.725 bộ sạc ở Mỹ được lắp đặt vào năm ngoái, so với 95.000 ở châu Âu và 337.100 ở Trung Quốc. Được biết Trung Quốc đang tham vọng thống lĩnh thị trường xe điện, trong khi các tài xế châu Âu cũng thích mua xe điện hơn vì không lo thiếu trạm sạc điện.
“Châu Âu đang cố gắng theo kịp thị trường và đáp ứng nhu cầu đã tồn tại. Trong khi đó, ở Mỹ, chính phủ lại đang cố gắng đáp ứng những nhu cầu chưa tồn tại’’, Ryan Fisher, nhà phân tích hàng đầu về tính phí xe điện của BNEF cho biết.
Theo Tesla, đa số các trạm sạc xe tại Mỹ đều có thể áp dụng với xe của hãng. Một số trạm sạc nhanh duy nhất ở Montana đểu thuộc sở hữu của Tesla, được bố trí dọc theo các tiểu bang 90, 94 và 15. Hiện tại, chỉ có tài xế Tesla mới có thể sử dụng chúng (mặc dù Nhà Trắng đã gợi ý rằng điều này nên được thay đổi để những người không đi xe Tesla cũng có thể sử dụng trạm sạc).
Nhiều ý kiến cho rằng các trạm sạc nhanh sẽ cần được lắp đặt dọc theo các xa lộ nông thôn. Tuy nhiên, một số công ty cũng lập luận rằng những bộ sạc chậm và rẻ hơn vẫn có thể đóng một vai trò nào đó, đặc biệt đối với khu vực đông dân.
Trên đường cao tốc mở, bộ sạc dự kiến sẽ được triển khai tại các trạm xăng hoặc nhà hàng ngay gần xa lộ thay vì chỉ đứng một mình. Theo Pasquale Romano, giám đốc điều hành của ChargePoint, đây được kỳ vọng sẽ trở thành nơi khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và mua thức ăn.
Mô hình này đang phát triển. Cụ thể, trong tháng này, GM thông báo sẽ hợp tác với EVgo để lắp đặt các bộ sạc tại 500 trung tâm du lịch Pilot và Flying J, nơi chuyên cung cấp thực phẩm và nhiên liệu cho khách tham quan. Tại Montana, công ty Town Pump chuyên quản lý các trung tâm du lịch và khách sạn cũng đang lắp đặt các bộ sạc tại 14 địa điểm khác nhau như một cách để thu hút thêm du khách.
Theo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"