"Thần đèn" Trung Quốc chuyển bến xe buýt nặng 30.000 tấn đi chỗ khác lấy mặt bằng xây đường tàu cao tốc: Nguyên vẹn tới đáng kinh ngạc, không một ô kính nào bị vỡ
Dự án “dịch chuyển” này là một minh chứng cho thấy trình độ kỹ thuật hiện đại hàng đầu của Trung Quốc.
- iPhone 15 “binh bại như núi đổ” tại Trung Quốc và điều kỳ lạ xuất hiện ở chợ công nghệ hàng đầu Thâm Quyến
- Facebook bị cấm ở Trung Quốc nhưng vẫn thu hàng tỷ USD từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
- Hãng xe điện Trung Quốc BYD đạt kỷ lục 600.000 nhân viên, quản lý khắt khe kiểu ‘đàn sói’, nhờ đó ‘hóa khổng lồ’ một cách thần tốc
- 'Google của Trung Quốc' trình làng siêu phẩm EV: thiết kế như siêu SUV Lamborghini Urus, giá bán từ 870 triệu đồng
- Siêu dự án 300 tỷ USD khiến phương Tây nói 100 năm cũng không làm được, Trung Quốc chỉ cần 10 năm đã hoàn thành bằng công nghệ hiện đại nhất
Trung Quốc từng khiến thế giới ngỡ ngàng khi dịch chuyển thành công toàn bộ bến xe buýt nặng hơn 30.000 tấn để dành chỗ cho một tuyến tàu cao tốc mới. Dự án này diễn ra tại thành phố Hạ Môn, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào năm 2019. Video quay lại quá trình cho thấy, trạm chính của bến xe buýt đã “dịch chuyển” khỏi vị trí cũ với khoảng cách lên tới 288 mét theo hướng xoay 90 độ.
Được biết, bến xe buýt đường dài Houxi, Hạ Môn có diện tích xây dựng khoảng 22.800 mét vuông và tổng trọng lượng hơn 30.000 tấn.
Việc dịch chuyển này không hề đơn giản mà là một thử thách lớn bởi bến xe buýt nặng tương đương với 170 chiếc máy bay Boeing 737. Theo Wonderful Engineering, các “kỹ sư Trung Hoa” đã nghĩ ra một phương pháp vô cùng tài tình - sau khi xoay xong một góc 90 độ với trọng lượng khủng nhưng trạm xe buýt vẫn không hề hỏng hóc, thậm chí không một ô kính nào trong trạm bị hỏng.
Cụ thể, các kỹ sư đã sử dụng một tổ hợp phức tạp, bao gồm đường ray trượt con lăn và một hệ thống 532 kích thủy lực trong quá trình dịch chuyển. Những giắc cắm phía dưới được thiết kế đặc biệt để tự động di chuyển về phía trước.
Quá trình này tạo cảm giác trạm xe dường như “đi được” khi các kích nâng lên và di chuyển, tất cả đều được phối hợp nhịp nhàng. Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa độ chính xác và hiệu quả, các kỹ sư đã chia hệ thống kích thủy lực thành 2 nhóm, mỗi nhóm được điều khiển độc lập bởi máy tính. Đội ngũ đã mất khoảng 40 ngày để hoàn thành việc di chuyển và chi phí lên tới 7,5 triệu USD.
Theo Wonderful Engineering, với khoảng cách dịch chuyển lên tới hơn 288 mét, dự án này của trạm xe buýt đường dài Houxi Trung Quốc đã được Guinness World Records chứng nhận là vòng cung tịnh tiến dài nhất của các công trình kiến trúc lớn.
Khi video xoay trạm xe buýt được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người đã thật sự ngỡ ngàng trước kỹ thuật hiện đại của Trung Quốc.
Tham khảo Wonderful Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"